"Điểm mặt" 7 thực phẩm làm tăng axit uric, cần lưu ý

Axit uric dư thừa có thể tích tụ dưới dạng tinh thể trong các mô cơ thể, đặc biệt là thận và khớp, gây ra sỏi thận và bệnh gout.

Chỉ số acid uric (UA) bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 2,5 – 7,0 mg/dL ở nam và 1,5 – 6,0 mg/dL ở nữ. Trong khi đó, chỉ số acid uric cao được xác định như sau: > 7,0 mg/dL ở nam, > 6,0 mg/dL ở nữ, trẻ em và thanh thiếu niên là >5,5 mg/dL.

Acid uric là sản phẩm dị hóa cuối cùng trong quá trình chuyển hóa nucleotide purine ngoại sinh và nội sinh ở người. Hầu hết các mô trong cơ thể đều có khả năng sản xuất hợp chất này, hoạt động đào thải sẽ diễn ra ở thận. Với điều kiện ổn định, acid uric tồn tại trong huyết tương, tế bào và mô.

Dưới đây là một số thực phẩm làm tăng axit uric, cần lưu ý:

Nội tạng động vật

Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thường chứa nhiều purin, trong đó, một số loại nội tạng có hàm lượng purin rất cao như gan, thận… Do đó, người bệnh không nên thêm những thức ăn này vào thực đơn hàng ngày để tránh nồng độ acid uric trong máu tăng cao, đe dọa nghiêm

Thực phẩm và đồ uống có chứa fructose

Theo một bài báo đánh giá được công bố trên Tạp chí Y học Mỹ vào tháng 11/2016, fructose là loại carbohydrate duy nhất làm tăng nồng độ axit uric.

Nó làm như vậy bằng cách tăng sản xuất purin trong cơ thể. Fructose - thường ở dạng sirô ngô có hàm lượng fructose cao (HFCS) - được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống có đường, bao gồm nước ngọt không ăn kiêng, kẹo và đồ nướng.

Một nghiên cứu lớn được công bố trên tạp chí Viêm khớp và Thấp khớp vào tháng 1/2008 đã báo cáo rằng một người tiêu thụ càng nhiều nước giải khát có chứa HFCS mỗi ngày thì nồng độ axit uric càng tăng cao.

Thịt đỏ

Thịt đỏ rất giàu hàm lượng purin, điển hình là thịt bò, thịt cừu và thịt lợn. Cơ thể có khả năng phân hủy purin thành acid uric, khiến nồng độ hợp chất này trong máu tăng cao. Từ đây, các tinh thể kết tinh trong khớp, làm bùng phát nhiều bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là gout.

Trong đó, hai loại purin chiếm nhiều nhất trong thịt đỏ là hypoxanthine và adenine, cao hơn rất nhiều so với những loại thực phẩm khác. Điều này được chứng minh là tác nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Hải sản

Tương tự như thịt đỏ, hải sản rất giàu hàm lượng purin, có khả năng chuyển hóa thành acid uric, gây hại cho sức khỏe. Những loại hải sản giàu purin bao gồm: cá cơm, cá mòi, con sò, con trai sông, cá hồi, cá ngừ…

Khi bệnh gout tiến triển tích cực hơn, triệu chứng được kiểm soát hiệu quả, người bệnh có thể ăn hải sản nhưng chỉ được phép ăn với mức tối thiểu.

Rau có hàm lượng purin cao

Một số loại rau xanh có thể chứa nhiều purin như rau chân vịt, măng tây… Người bị acid uric cao nên hạn chế thêm vào thực đơn hàng ngày để tránh bệnh gout tiến triển nghiêm trọng hoặc tái phát.

Đồ uống có cồn

Một số loại đồ uống có cồn - đặc biệt là bia - chứa một lượng lớn purin. Rượu, bia cũng có thể làm tăng sản xuất purin của cơ thể và giảm khả năng sản xuất loại bỏ axit uric qua nước tiểu, đặc biệt có thể làm tăng nồng độ axit uric.

Theo một nghiên cứu lớn được công bố trên tạp chí chuyên về viêm khớp vào tháng 12/2004, bia làm tăng axit uric gần gấp đôi so với rượu mạnh.

Thực phẩm từ carb tinh chế

Thực phẩm từ carbs tinh chế như bánh mì trắng, bánh quy, bánh ngọt có thể khiến lượng đường và acid uric trong máu tăng cao, không có lợi cho người bệnh gout.

Ngoài ra, người bệnh tăng acid uric máu hoặc bị bệnh gout tránh sử dụng thực phẩm ở nhóm III (chứa hơn 150mg purin/ 100gr), gồm: Gan, nước luộc thịt, măng tây, nấm…

Theo Đời sống
back to top