Địa chỉ vàng: Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa cột sống là căn bệnh mãn tính, không thể điều trị dứt điểm được. Khi thoái hóa đốt sống cổ ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp vật lý trị liệu an toàn và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Việc điều trị bằng phương pháp gì, thuốc gì cần có ý kiến của bác sĩ khám bệnh, tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa thần kinh, chuyên khoa khớp, đặc biệt người bệnh không nên tự điều trị bằng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Không nên vặn, lắc, xoay cổ khi đốt sống cổ đã bị thoái hóa, đặc biệt là khi đã bị thoát vị đĩa đệm. Cần gối đầu với gối có độ cao vừa phải, thật thoải mái (không cao, không thấp quá, mềm mại). Để cho máu được lưu thông, cần thay đổi tư thế ngủ.

Trong cuộc sống hàng ngày tránh lao động nặng quá mức cần thiết, hạn chế đứng, ngồi quá lâu (giữa giờ nên có giải lao để vận động cơ thể).

Khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để có hướng khắc phục và chữa trị kịp thời không nên chủ quan tránh để biến chứng xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, lao động, sức khỏe và tuổi thọ.

Nguyên tắc điều trị thoái hóa đốt sống cổ, khi còn ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp vật lý trị liệu pháp an toàn (tránh vật lý trị liệu thô bạo làm cho bệnh thêm nặng). Ngoài ra có thể dùng thuốc giảm đau, giãn cơ (uống, dán, thoa ngoài da), thuốc tăng cường thần kinh hoặc vitamin nhóm B hoặc châm cứu giảm đau với bác sĩ có kinh nghiệm.

Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ - Ảnh minh họa

Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ - Ảnh minh họa

Cốt thoái vương do Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu sản xuất. Giá 160.000 đồng/hộp.

Xương khớp G&P Gold do công ty Cổ Phần Dược Phẩm Liên Doanh G&P France sản xuất. Giá 160.000 đồng/hộp.

Viên xương khớp vai gáy Khương Thảo Đan do Công ty Cổ phần Công Nghệ Cao Thái Minh sản xuất. Giá 163.000 - 575 000 đồng/hộp.

Hoàng Thấp Linh do CTY TNHH Dược phẩm Á Âu sản xuất. Giá 160.000 đồng/hộp.

Nhật Hà

Theo Đời sống
Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Mặc dù là nguồn cung cấp carbohydrate nhưng khoai lang có chỉ số đường huyết (GI) từ thấp đến trung bình, tùy thuộc vào phương pháp nấu mà làm chậm quá trình giải phóng năng lượng trong máu, từ đó kiểm soát lượng đường tăng đột biến.
Ai không nên ăn rươi?

Ai không nên ăn rươi?

Thịt rươi rất thơm, ngon, bổ dưỡng và có nhiều chất đạm hơn cả cua, tôm, ghẹ. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được món này.
 Lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của rươi

Lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của rươi

Rươi là loài sinh sống ở các vùng nước mặn và lợ ở khắp nước ta, được mệnh danh là “rồng đất” của biển cả. Loài này không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao trong các món ăn mà còn có là vị thuốc điều trị bệnh hiệu quả.
back to top