Mách bạn 4 món ăn tốt cho người bị cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến mà nhiều người dễ mắc phải, đặc biệt trong điều kiện mùa đông thời tiết lạnh giá.

Khi bị cảm lạnh, cơ thể cần nhiều năng lượng, chất dinh dưỡng để giúp tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng và hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.

Một chế độ ăn đủ chất, bổ sung thêm các loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh cảm lạnh.

Canh sườn, củ cải, cà rốt

Sườn, củ cải và cà rốt đều là những thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho người bị cảm lạnh. Bởi chúng cung cấp rất nhiều protein, protid, glucid, xenluloza, canxi, photpho, sắt, vitamin, chất khoáng,… đặc biệt là vitamin C – Tiền tố hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hệ miễn dịch cho cơ thể.

Canh sườn, củ cải, cà rốt. Ảnh Gia đình

Canh sườn, củ cải, cà rốt. Ảnh Gia đình

Nguyên liệu: Sườn lợn 300g, củ cải 150g, cà rốt 150g

Cách làm:

Sườn lợn rửa sạch, chặt miếng nhỏ, cho nước đun sôi, hớt bỏ bọt, đậy vung, đun lửa nhỏ.

Củ cải và cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn.

Khi sườn gần nhừ thì cho cà rốt, củ cải vào, nấu tiếp cho chín nhừ.

Nêm nước mắm, muối, đường hoặc bột ngọt vừa ăn.

Cho tiếp hành lá cắt khúc vào, đảo đều.

Ăn nóng trong bữa cơm

Cháo trứng gà

Trứng gà từ lâu đã được biết đến là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao giúp bồi bổ sức khỏe cho người ốm rất tốt. Bởi chúng có chứa đủ hàm lượng chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng cho cơ thể.

Cháo trứng gà tốt cho người bị cảm lạnh. Ảnh Internet

Cháo trứng gà tốt cho người bị cảm lạnh. Ảnh Internet

Nguyên liệu: gạo tẻ 50g, trứng gà 1 quả, lá tía tô 30g, hành tím 1 củ, gừng tươi 3 lát.

Cách làm

Nấu gạo thành cháo nhừ rồi cho lòng đỏ trứng gà vào đánh tan.

Cho tía tô, hành đã thái nhỏ và gừng vào quấy đều.

Nêm gia vị vừa ăn.

Ăn nóng, ra mồ hôi thì lau khô, nằm nghỉ, tránh gió lùa.

Cháo gạo lứt, tía tô

Gạo lứt rất giàu các chất xơ, chất đạm, tinh bột cũng như chất béo và các nguyên tố vi lượng tốt cho cơ thể như magie, canxi, sắt,… giúp bảo vệ hệ tim mạch, hỗ trợ kiểm soát đường huyết, hệ tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch hay chống nhiễm trùng.

Do vậy gạo lứt là một thực phẩm được rất nhiều người sử dụng để cung cấp dinh dưỡng an toàn, mà không gây tình trạng tăng cân.

Nguyên liệu: 100g gạo lứt, 12g lá tía tô

Cách làm

Rửa sạch phần lá tía tô, sau đó đem đun kỹ để lấy nước và lọc bỏ bã.

Vo gạo lứt rồi đổ vào phần nước cốt lá tía tô mới đun được.

Đợi đến khi cháo nhừ nêm nếm lại cho vừa ăn và đổ ra tô.

Ăn nóng để có hiệu quả giải cảm tốt nhất. Cố gắng ăn 2 lần sáng và tối giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.

Cháo hành, gừng

Gừng là món ăn giải cảm rất tốt, với đặc tính cay nóng gừng được xem như một loại kháng sinh đặc biệt hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố. Còn hành có tác dụng giải biểu mở các mô tế bào lỗ chân lông để độc tố thoát ra dễ dàng hơn.

Cháo hành gừng. Ảnh Internet

Cháo hành gừng. Ảnh Internet

Nguyên liệu: gạo 60g, hành 6 nhánh, gừng tươi 5 lát

Cách làm

Cho gạo vào nồi nấu thành cháo nhừ.

Cho gừng, hành vào rồi đun tiếp một lúc nữa.

Cho thêm một chút đường.

Ăn nóng có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm lạnh, ho sổ mũi.

Người bị cảm lạnh không nên dùng thức ăn sống, lạnh; thức ăn nhiều gia vị, dầu mỡ, chất béo. Không uống rượu, bia và các chất kích thích như cafe, trà đặc… Giữ ấm cơ thể và nên nghỉ ngơi đến khi hết bệnh.

Theo Đời sống
Ai nên hạn chế sử dụng gừng?

Ai nên hạn chế sử dụng gừng?

Gừng là một trong những loại thảo mộc được sử dụng phổ biến nhất hay còn gọi là gia vị trong ẩm thực châu Á, mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng nên dùng gừng.
back to top