Lợi ích của hoa hòe đối với sức khỏe

Hoa hòe có hương thơm dịu nhẹ, không chỉ làm đẹp cho đời sống mà còn là một vị thuốc quý được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền.

Hoa hòe có mùi thơm rất đặc trưng, vị đắng. Nụ và bông hoa hòe thường được sấy khô để làm trà hoa hòe. Người ta thường dùng nụ hoa khi chưa nở bởi trong nụ hoa có thành phần dược chất cao hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong Đông y, nụ hoa có thể dùng để hãm trà, sắc nước uống hoặc sao cháy đen rồi tán thành bột để làm vị thuốc. Quả hoa hòe cũng được thu hái rồi sao vàng trên lửa nhỏ hoặc sao đến khi chuyển sang màu đen sẽ phun nước cho ướt rồi lại mang phơi khô.

Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời của hoa hòe đối với sức khỏe

Tốt cho tim mạch và trị cao huyết áp

Hoa hòe chứa hàm lượng rutin cao, đây là thành phần có tác dụng hỗ trợ lưu thông tuần hoàn và làm bền thành mạch máu, từ đó giúp bảo vệ và cải thiện chức năng hệ tim mạch.

Ngoài ra, trong nụ hoa hòe còn chứa các chất chống oxy hóa khác như quercetin, kaempferol, glucoside,... giúp cải thiện, tăng cường hoạt động hệ tuần hoàn.

Hoa hòe còn có tác dụng ổn định, hạ huyết áp và phòng ngừa các biến chứng khác liên quan đến hệ tim mạch như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não.

Giúp ngủ ngon

Theo Đông y, nụ hoa hòe có vị đắng, tính mát và quy vào kinh gan nên có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc,... Do đó, nụ hoa hòe giúp ngủ ngon hơn, cải thiện tình trạng trằn trọc khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc hay dậy vào ban đêm.

Trà nụ hoa hòe. Ảnh Internet

Trà nụ hoa hòe. Ảnh Internet

Chống viêm

Hoa hoè ức chế kích hoạt tế bào thần kinh đệm, giảm sản xuất bạch cầu trung tính và cytokine (protein kích hoạt phản ứng viêm). Do đó, hoa hoè có tác dụng làm giảm viêm.

Tăng cường chức năng gan

Hoa hòe giúp tăng cường chức năng gan, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Các flavonoid trong hoa hòe có tác dụng chống viêm, bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương. Trong y học cổ truyền hoa hòe được sử dụng trong một số bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan virus.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hoa hòe, với khả năng kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ, là một "vũ khí" hữu hiệu trong cuộc chiến chống lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng. Từ cảm cúm thông thường, viêm họng đến các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, hoa hòe đều thể hiện hiệu quả đáng kể. Bên cạnh đó, các vitamin và khoáng chất dồi dào trong hoa hòe còn giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giảm đau đầu

Với thành phần chứa nhiều flavonoid như rutin và quercetin, hoa hòe có tác dụng an thần nhẹ nhàng, giúp thư giãn hệ thần kinh trung ương, giảm căng thẳng và lo âu. Nhờ đó, người dùng có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu và ngon hơn, thức dậy với tinh thần sảng khoái và tràn đầy năng lượng.

Tác dụng cầm máu

Hoa hoè có tác dụng cầm máu trong các trường hợp trĩ ra máu, chảy máu cam và đại tiện ra máu. Rutin có trong hoa hoè có tác dụng giảm tính thẩm thấu các mao mạch và tăng cường độ bền các mao mạch.

Ai không nên sử dụng hoa hòe?

Mặc dù hoa hòe mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng bạn cũng không nên lạm dụng. Nếu bạn thuộc một trong số các đối tượng dưới đây thì không nên tự ý sử dụng hoa hòe mà chưa có ý kiến của Bác sĩ:

Đối tượng hay gặp các vấn đề về tiêu hoá như đau bụng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng.

Bệnh nhân đang có các dấu hiệu của thiếu máu không nên dùng.

Trẻ em, phụ nữ có thai và cho con không được tự ý sử dụng.

Người có cơ địa huyết áp thấp nên dễ gây choáng và chóng mặt.

Theo Đời sống
Ai nên hạn chế sử dụng gừng?

Ai nên hạn chế sử dụng gừng?

Gừng là một trong những loại thảo mộc được sử dụng phổ biến nhất hay còn gọi là gia vị trong ẩm thực châu Á, mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng nên dùng gừng.
back to top