Ảnh minh họa
Lương y Hoàng Duy Tân, nguyên Phó chủ tịch Hội Đông Y Đồng Nai cho biết, đau vai thường gặp ở lứa tuổi 50, vì vậy còn gọi là “Ngũ thập kiên”. Trước khi phát bệnh vai 50 cánh tay thường có cảm giác nặng nề, có khi sợ lạnh. Lúc đó phải hoạt động nhiều, để trừ khí thải tích tồn trong khớp vai.
Đặc trưng chủ yếu đối với những người bị mạn tính là khớp vai đau nhức, hoạt động bị hạn chế. Thường thấy đau từ vai trái sang phải, ít khi đau cả hai bên cùng lúc. Hoạt động của vai giảm bớt tỷ lệ phát bệnh ở vai trái nhiều hơn vai phải, ở người lao động trí óc nhiều hơn lao động chân tay. Có trường hợp không cần điều trị mà cũng khỏi đau.
Cũng có người quan niệm sai lầm là không thể nào trị khỏi, cho nên cứ để mặc tự nhiên. Thực tế, bí quyết của trị liệu vai 50 là không ngừng nỗ lực hoạt động, đương nhiên cũng không thể quá lượng. Hoạt động của khớp vai có thể nâng cao hiệu quả trị liệu.
Theo Lương y Hoàng Duy Tân, tùy theo triệu chứng của bệnh có thể thực hiện kích thích mạnh các huyệt: Hợp cốc, Cảnh đỉnh điểm và chỗ đau. Nếu vai đau mỏi, kèm ấn đau dưới góc vai, thêm huyệt Tâm quý điểm. Nếu kèm ho, khó thở thêm huyệt Khái suyễn điểm.
Cách xác định huyệt:
vị trí các huyệt
Hợp cốc:Tay để sấp, trên mu bàn tay, khép 2 ngón tay cái và trỏ vào nhau, chỗ mô thịt như quả chanh đó là huyệt. Hoặc dùng lằn chỉ thứ nhất ngón tay cái, đặt vào lằn chỉ giữa hổ khẩu, úp ngón tay vào vùng thịt hổ khẩu, đầu ngón tay cái chạm vào vùng thịt hổ khẩu ở đâu, đólà huyệt.
Cảnh đỉnh điểm: Trên mu bàn tay ngay bên dưới khe ngón tay thứ 2 và 3.
Khái suyễn điểm: trong lòng bàn tay, bên dưới ngón tay thứ 2, ở ngay cục u xương cuối ngón tay thứ 2 (khi gấp hoặc ngón tay thứ 2 sẽ thấy cục u xương ngón tay).
Tâm quý điểm: Lòng bàn tay, khe ngón tay 4 và 5 kéo thẳng xuống, đụng vào đường ngang tâm đạo là huyệt.
Vị trí huyệt trị “vai 50”: ở phần gốc đốt của ngón tay vô danh (thứ 4). Nắm bàn tay lại dùng đầu ngón tay trỏ bấm nhẹ gần khớp ngón tay vô danh, nếu có cảm giác đau là đúng huyệt.
Thực hiện
Dùng móng tay bấm vào các huyệt, dùng tay bấm nhẹ và xoa bóp dần dần làm cho lực thấm sâu vào trong. Làm như vậy vai phút chỗ đau sẽ thấy nhẹ nhàng.
Dùng gừng tươi giã nát xoa lên huyệt, sau đó dùng ngón tay cái day khoảng 20 – 30 cái cho chỗ huyệt nóng, ửng đỏ lên là được. Mỗi ngày làn 2 – 3 lần, khoảng trên dưới 1 tuần là khỏi. Tốt nhất làm vào lúc trước khi đi ngủ, sáng sớm ngủ dậy và buổi trưa.
Sau mỗi lần day bấm huyệt trị liệu xong, tốt nhất giơ cánh tay lên, hoạt động khớp 1 lúc, sau đó tăng dần số lần hoạt động khớp.
Nhật Hà (ghi)