Ảnh minh họa.
Cơ thể suy yếu không hoạt động được
Lương y Hoàng Duy Tân, nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai cho biết, choáng là cảm giác thấy toàn bộ sức lực bị suy yếu tới mức không thể hoạt động gì được, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Trước khi bị choáng, người bệnh có thể đã bị chóng mặt hoặc cảm thấy như mình sắp bị ngất xỉu. Choáng váng là trạng thái cơ thể mất thăng bằng vì tuy có nhiều dạng song khi bị choáng váng, ba cơ quan trong tai cũng có vấn đề. Bệnh chủ yếu của chứng choáng váng là do tuyến bạch huyết tai trong có vấn đề gây nên.
Cần phải tìm hiểu nguyên nhân bị choáng váng trong điều kiện như thế nào. Nhìn cảnh tượng bề ngoài của người bệnh thường không xác định được tình hình sức khỏe của họ có đến mức bị nguy kịch hay không, nhưng nếu biết rõ trước đây bệnh nhân đã mắc một bệnh gì đó (nhất là bệnh tim) thì hiện tượng choáng có thể do chính căn bệnh cũ gây ra và đã tới hồi trầm trọng, cần phải đưa đi cấp cứu ngay. Nguyên nhân có thể do có vấn đề ở não, ở tim, bị rối loạn về vấn đề chuyển hóa chất, hoặc có một bộ phận cơ thể không hoạt động tốt. Ngoài ra, còn có thể có các nguyên nhân về thần kinh hoặc tâm lý.
Những trường hợp có khả năng phải cấp cứu, nhưng không khẩn cấp gồm: Người bị choáng trẻ tuổi không có bệnh tật gì hoặc cao tuổi nhưng khoẻ mạnh, không có hiện tượng gì kèm theo; Bị suy nhược nhẹ như buồn nôn, người lạnh, mặt tái do quá xúc cảm, do vừa phải chích thuốc hoặc vừa nhìn thấy một cảnh tượng có máu; Choáng kèm theo hiện tượng giảm huyết áp thường gặp ở người lính trẻ khi bị mệt hoặc căng thẳng thần kinh do phải đứng gác lâu ở tư thế bất động, ở người cao tuổi khi phải thức dậy bất chợt trong đêm, do cơ thể bị mất nước (vì đổ mồ hôi nhiều, đi tiêu chảy…), do việc dùng thuốc về huyết áp không phù hợp với cơ thể;
Ngoài ra, những cơn co cơ do rối loạn thần kinh có thể dẫn tới hiện tượng bị choáng, đặc biệt trong bối cảnh của người đang trong lúc lo âu, thở gấp do cố gắng thực hiện một việc gì hoặc trong tình trạng lao lực; Choáng còn có thể có những nguyên nhân hoàn toàn tâm lý như lo âu, hoảng loạn, u uất, kích động…
Day huyệt giúp giảm choáng
Cách xác định huyệt.
Theo lương y Hoàng Duy Tân, khi bệnh nhân choáng cần: Đặt bệnh nhân nằm xuống, cởi khuy áo ở cổ, nới rộng những chỗ quần áo thắt chặt vào người. Mở cửa sổ làm cho phòng thoáng mát hơn nếu thời tiết nóng và sưởi ấm phòng nếu thấy lạnh. Không nên để nhiều người đứng xung quanh nhưng cần có một người túc trực để theo dõi diễn biến sức khỏe.
Nếu bệnh nhân là người trẻ, không có bệnh tật gì thì cơn choáng sẽ qua sau khi được nằm nghỉ một lúc, nhưng đối với người cao tuổi thì phải thận trọng hơn. Nếu bệnh nhân đã từng bị tai biến về tim hay não thì cần đưa đi cấp cứu ngay.
Nếu hiện tượng choáng kéo dài và có vẻ trầm trọng, trong khi chờ đợi thầy thuốc, cần để bệnh nhân ngồi nghỉ hoặc tốt nhất là nằm, không gối đầu, để đầu thấp cho tới khi người bệnh tỉnh táo hơn.
Xoa bóp mạnh vùng phản xạ ở ngón út và ngón áp út, có thể làm giảm choáng váng. Ngoài ra, có thể dùng dây chun buộc chặt khu phản xạ, buộc chặt đến khi cảm giác bị tê mới bỏ ra. Khi bị choáng váng có kèm theo triệu chứng lạnh rét, toát mồ hôi, ù tai, buồn nôn, xoa bóp mạnh vào khu tai họng chắc chắn sẽ có cảm giác nhẹ hẳn. Người dễ bị choáng váng nên thường xuyên vận động ngón út và ngón áp út, ngoài ra cũng nên day ấn kỹ khu gan và khu thận trên bàn tay phải.
Nhật Hà