Đan sâm chữa kinh nguyệt không đều ở phụ nữ

an sâm là loại cỏ sống lâu năm cao 30 – 80cm. Rễ của nó giống sâm mà lại màu đỏ nên gọi là đan sâm.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/dan-sam-chua-phu-nu-kinh-nguyet-khong-deu1.png

Đan sâm tốt cho sức khỏe.

Cây này mới di thực vào nước ta, hiện nay đang được trồng ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Thu hoạch rễ vào mùa đông, lấy rễ rửa sạch, rồi phơi hoặc sấy khô để dùng.

Đan sâm có vị đắng, tính hơi hàn, vào hai kinh tâm và can. Trong nhân dân làm thuốc bổ cho phụ nữ: Phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.

Ngoài ra, còn dùng cho phụ nữ trước và sau khi sinh nở, vì nó có công dụng trục ứ huyết, sinh huyết mới. Có tác dụng an thai, chữa ung thũng, mẩn ngứa, u bướu cũng tan, dưỡng chính khí, trừ tà khí, chuyên chữa về huyết chứng.

Người xưa bảo, công dụng một vị đan sâm bằng cả bài tứ vật là khen ngợi nó bổ được âm, bổ được huyết nhưng lại sở trường về mặt hành huyết, nên trong can hỏa dùng rất hay.

Đơn thuốc có đan sâm: Thuốc chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, hoặc sớm, hoặc muộn, nhiều hay ít, thai không yên, đẻ xong máu hôi ra nhiều, đau khớp xương. Đan sâm tán nhỏ. Ngày uống 8g chia làm 3 lần.

Chữa kinh nguyệt không ra, đau đớn: Đan sâm 10g, bạch thược 8g, xuyên khung 8g, địa hoàng 10g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

ThS Đỗ Việt Hương

(Bệnh viện Tuệ Tĩnh)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top