Chỉ số axit uric tăng trên 600µmol/l

Axit uric cao không hẳn đã mắc bệnh gút, việc tăng axit uric không phải là tiêu chuẩn chấn đoán bệnh gút.

Hỏi: Tôi mới đi khám, chỉ số axit uric của tôi tăng cao trên 600µmol/l, bác sĩ nói tôi có nguy cơ mắc gút. Tuy nhiên, tôi xem chỉ số chuẩn của bệnh gút thì thấy ghi ngưỡng an toàn của axit uric ở nam phải dưới 420µmol/l (7mg/dl), nữ dưới 360µmol/l (6mg/dl), vậy tại sao chỉ số của tôi tăng cao như vậy lại không phải bệnh gút?

Thái An (Hải Phòng)

PGS.TS. BSCK2 Vũ Thị Thanh Thủy, nguyên trưởng khoa Khớp BV Bạch Mai trả lời: Axit uric cao không hẳn đã mắc bệnh gút, việc tăng axit uric không phải là tiêu chuẩn chấn đoán bệnh gút. Gút là biểu hiện của viêm khớp do rối loạn chuyển hóa axit uric.

Khi axit uric trong máu cao tạo thành muối urat lắng đọng ở khớp, dây chằng gây viêm khớp. Gút thực chất là bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa.

Nếu 1 người có axit uric tăng cao mà chưa hề có dấu hiệu viêm khớp có thể do bệnh thận không đào thải được axit uric hoặc ăn quá nhiều chất có nhân purin.

Việc tăng axit uric trong giai đoạn này có thể là tiềm tàng của bệnh gút. Nếu thăm khám thấy có sỏi thận thì bệnh nhân đó có nguy cơ cao mắc gút, chỉ có điều bệnh chưa bộc lộ ra khớp.

Những người có axit uric tăng cao cần phải kiểm soát chế độ ăn phù hợp bởi axit uric tăng cao liên tục trong thời gian dài ngoài việc dẫn đến bệnh gút, người bệnh còn dễ bị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, sỏi thận.

PV ghi

Theo Đời sống
Nhập viện vì... nghẹn gân bò

Nhập viện vì... nghẹn gân bò

Dị vật đường ăn rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn, nuốt đau, nuốt khó, không ăn uống được cho bệnh nhi, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng tạo ổ mủ trong thực quản nếu dị vật bị sót lại.
back to top