Chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng cho người ung thư máu

U lympho là một dạng bệnh lý ung thư máu khi tế bào hạch bạch huyết phát triển quá mức kiểm soát khiến người bệnh kém tiêu hóa và kém hấp thu. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh có sức chống đỡ với bệnh tật.

Ulympho là một dạng bệnh lý ung thư máu khi tế bào hạch bạch huyết phát triển quá mức kiểm soát. Trong quá trình điều trị tùy theo thể trạng và phương pháp điều trị của mỗi bệnh nhân có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: thiếu máu, sốt, nhiễm khuẩn, viêm loét niêm mạc, họng, miệng, nôn, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, mệt mỏi…làm ảnh hưởng nặng nề đến việc ăn uống của người bệnh.

Do đó chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và duy trì sức khỏe cho người bệnh. Tổn thương đường tiêu hóa dẫn đến kém tiêu hóa hoặc kém hấp thu; tổn thương gan làm giảm chuyển hóa protein, lipit, carbonhydrat; tổn thương thận làm mất protein, tăng tiêu hao năng lượng do các tế bào bạch cầu phát triển nhanh và di căn.

Chính vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh hạn chế tác dụng phụ, nâng cao thể trạng và có sức chống đỡ bệnh tật.

Người bệnh ung thư máu nên thực hiện cách ăn như trên - Ảnh BSCC

Người bệnh ung thư máu nên thực hiện cách ăn như trên - Ảnh BSCC

Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Bệnh nhân có hệ thống miễn dịch suy yếu nên khi chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là điều quan trọng nhất, ăn chín, uống sôi, ăn cân đối đủ chất.

Thực phẩm nên ăn:

- Đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng: protein (chất đạm), lipit (chất béo), glucid (tinh bột). VD: Thực phẩm giàu protein, lipit là các loại thịt đỏ: thịt lợn, thịt bò…

- Cung cấp vitamin, khoáng chất đầy đủ: rau, củ, quả. Đặc biệt canxi, vitamin D và photpho sẽ giúp xương chắc khỏe, bổ sung thực phẩm chứa nhiều Omega 3

VD: cá hồi, dầu oliu, cá dầu thực vật, tôm, cua đồng, trứng, sữa, bơ, súp lơ, … trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa

- Lượng nước: 40ml/kg cân nặng/ngày.

- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày: 6-8 bữa/ngày

- Sử dụng những thực phẩm giàu vitamin E, A, C có khả năng chống oxy hóa như cà rốt, rau ngót, bí đỏ, ớt chuông, rau khoai, đậu bắp, mồng tơi, cam, bưởi …

- Các loại sữa chuyên biệt dành cho bệnh nhân ung thư có thành phần EPA: Leanmax hop, Fortimel, Forticare …

- Bổ sung dinh dưỡng đường uống (sữa, các loại bột, đạm..) theo chỉ định của thầy thuốc.

- Người bệnh có bạch cầu thấp cần tăng cường các thực phẩm có tính kháng khuẩn: trà xanh, tỏi, rau diếp cá, rau thì là, gừng, …

Chế độ phòng ngừa biến chứng hóa chất

Đối với người bệnh chán ăn hoặc ăn không ngon miệng:

- Không nên uống trước khi ăn ít nhất 30 phút.

- Chế biến thực phẩm kích thước nhỏ, chia nhiều bữa ăn trong ngày.

- Ăn ít một và ăn thường xuyên, với những bữa ăn nhẹ, nhỏ xen kẽ giữa các bữa ăn chính.

- Chọn thực phẩm giàu năng lượng (như trứng tráng, phô mai và bánh quy….

- Bổ sung các thực phẩm năng lượng cao như dầu ô liu, kem, phô mai hoặc sữa bột đã tiệt trùng.

Đối với người bệnh buồn nôn và nôn do truyền hóa chất:

- Ăn thức ăn khô như bánh quy giòn, bánh mì nướng hoặc cơm

- Thêm gừng vào chế độ ăn uống của bạn (gừng làm gia vị chế biến, trà gừng, bánh quy gừng ..)

- Để lạnh thức ăn, nếu tự phục vụ thì có thể nấu bằng lò vi sóng giúp giảm thiểu mùi thức ăn gây cảm giác buồn nôn.

Đối với người bệnh có các vấn đề liên quan đến miệng do truyền hóa chất:

- Đau miệng: Ăn thức ăn nhạt, mềm, ẩm, chế biến kích thước nhỏ, có thể để lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng. Tránh thức ăn nhiều gia vị, cần súc miệng ngay sau ăn bằng các loại nước súc miệng không chứa cồn.

- Mất vị giác: Thêm hương vị vào các món ăn (như thịt chiên hoặc nướng nếu không bị đau, nhiệt miệng).

- Khô miệng: Ăn các loại thức ăn mềm, lỏng có vị chua/ngọt (nước chanh, cam, kẹo cứng để ngậm / hoặc nhai kẹo cao su nếu không có triệu chứng đau nhiệt miệng), giữ cho môi ẩm bằng cách thường xuyên nhấp nước cho bệnh nhân hoặc bôi vaselin dưỡng ẩm.

Các vấn đề khác do truyền hóa chất:

- Tiêu chảy: Tránh thức ăn thớ to (các loại hạt, rau sống), hạn chế thức ăn nhiều chất béo và các loại thực phẩm sinh hơi (hành tỏi, bắp cải và nước có gas), bù nước điện giải, uống ít nhất một cốc nước sau mỗi lần đi tiêu lỏng.

- Táo bón: Tăng cường chất xơ, nhiều rau, tăng thành phần xơ trong khẩu phần ăn, uống nhiều nước ấm.

- Tăng cân do dùng corticoid: Hạn chế lượng muối trong thức ăn, giới hạn lượng thức ăn, tăng lượng protein thực vật, ngũ cốc, rau, hạn chế đồ ăn nhẹ có lượng calo cao giữa các bữa ăn.

Ảnh: BSCC

Ảnh: BSCC

Thực phẩm không nên ăn:

- Không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn (đồ hộp), đồ để đông lạnh, các thức ăn ôi, thiu, sống, tái, gỏi, nộm, các chất kích thích như: bia, rượu, cà phê, thuốc lá, chè đặc, đồ uống có ga (nước ngọt, coca cola…).

- Không nên ăn các món ăn chế biến từ nội tạng động vật như: gan, tim, lòng, óc, bầu dục…

- Không nên dùng các thực phẩm chức năng khi chưa có chỉ định của bác sỹ.

Chú ý: Trong trường hợp có giảm nhiều bạch cầu, tiểu cầu: Cần phải lưu ý, tuyệt đối đảm bảo vệ sinh trong ăn uống cũng như trong vệ sinh cá nhân hằng ngày.

Ngoài ra một chế độ vận động lành mạnh cũng góp phần giúp tăng cường sức khỏe:

- Ngủ đủ giấc

- Tập vận động nhẹ nhàng, tránh gắng sức giảm căng thắng stress+ Khi đến những nơi đông người cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, hạn chế tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, sốt,cảm cúm

- Thường xuyên vệ sinh, lau chùi các vật dụng xung quanh giữ gìn vệ sinh phòng ốc khu vực nơi mình ở để phòng tránh nhiễm khuẩn.

Bác sĩ Phạm Thị Tuyết Nhung - Điều dưỡng Vũ Thị Yến, Phạm Thị Phương Anh

(Khoa Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108)

Theo Đời sống
Bỏ túi mẹo bảo quản cơm thừa không ôi thiu

Bỏ túi mẹo bảo quản cơm thừa không ôi thiu

Nên nấu cơm vừa đủ ăn bởi không chỉ riêng cơm mà bất cứ thực phẩm nào nếu để lâu ngoài môi trường và hâm đi hâm lại nhiều lần đều sẽ bị biến chất, hao hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe.
back to top