Cháo vừng đen mạnh gân xương, tốt tim mạch

(khoahocdoisong.vn) - Vừng đen là một thực phẩm giàu dinh dưỡng rất tốt để bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh.

Vừng không chỉ giàu chất béo mà có đầy đủ các chất dinh dư­ỡng khác. Tỷ lệ protid trong hạt vừng cao hơn ngũ cốc và nhiều thực phẩm khác và là loại chất đạm thực vật quý, gồm đầy đủ các loại axit amin cần thiết. 

Trong 100g hạt vừng có 7,6g nư­ớc, 20,1g protid, 46,4g lipit, 17,6g glucid, 3,5g xenluloza cung cấp được 586Kcal. Ngoài ra, trong vừng còn có một lư­ợng muối khoáng và vitamin đáng kể, nhất là canxi (trong 100g vừng có 1.200mg canxi, 379mg photpho, 10mg sắt, 0,03mg caroten, 0,30mg vitamin B1, 0,15mg vitamin B2, 4,5mg vitamin PP...).

Dầu vừng là loại dầu thực vật quý chứa nhiều axit béo không no, không gây vữa xơ động mạch mà còn làm giảm lượng cholesterol có hại trong cơ thể, do đó phòng tránh được nhiều bệnh tim mạch. Tỷ lệ axit béo không no so với tổng số axit béo có trong dầu vừng chiếm tới 85%, nghĩa là thuộc loại an toàn cao.

Theo y học cổ truyền, hạt vừng đen có tên thuốc là hắc chi ma. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng hạt vừng đen sao cháy tán bột, mỗi lần uống 12g với ít rượu pha mật hoặc nước gừng để chữa đau lưng. Phụ nữ có thai sắp sinh con thường ăn chè vừng đen để dễ đẻ; sau khi đẻ bị thiếu sữa, đem sao hạt vừng đen với muối giã ăn với cơm hàng ngày. Để chữa nhọt lở lâu ngày không liền miệng, lấy hạt vừng đen 20 - 30g sao cháy, giã đắp hằng ngày.

Người ta lấy vừng đen và gạo thơm nấu nhừ thành cháo ăn. Cháo này có tác dụng lợi gan, bổ thận, làm đen tóc, bồi d­ưỡng sức cho ngư­ời già. Nấu vừng đen, đỗ đen, đ­ường và h­ương liệu thành món chè ăn nóng vào mùa đông và ăn lạnh vào mùa hè để bổ dưỡng và giải nhiệt rất tốt.     

Thuốc bổ, mạnh gân x­ương: Hạt vừng đen 300g, lá dâu non và bánh tẻ 500g, mật ong vừa đủ. Hạt vừng đồ chín kỹ, phơi khô, sao vàng. Lá dâu rửa sạch, phơi trong râm hoặc nắng nhẹ cho khô, vò bỏ cuống và x­ơng lá, sấy khô. Tán cả hai vị và rây thành bột mịn. Thêm dần mật ong, giã nhuyễn trộn đều tới lúc bột không dính tay là đư­ợc. Làm thành viên 1g. Viên thuốc có màu đen, hơi mềm, mùi thơm, vị ngọt. Ngày dùng hai lần. Ngư­ời lớn uống mỗi lần 10 - 20 viên, trẻ em 5 - 10 viên tuỳ tuổi. Uống sau bữa ăn trong một tháng. 

Chữa tăng huyết áp, xơ cứng mạch máu: Hạt vừng đen, rễ hà thủ ô đỏ, rễ ngưu tất mỗi vị 100g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ rây bột mịn, trộn với mật làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g.

Thuốc nhuận tràng chữa táo bón: Hạt vừng đen 300g, lá cối xay 300g. Vừng đen rang chín, giã nhỏ, rây bột. Lá cối xay nấu n­ước cô thành cao đặc. Trộn hai thứ làm thành bánh 5g. Mỗi ngày uống hai bánh hãm trong n­ước sôi sau mỗi bữa ăn. Hoặc uống dầu vừng đen mỗi buổi sáng một thìa canh để chữa táo bón. 

Da khô, thô ráp: Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, những ngư­ời da quá khô, thô ráp, tính đàn hồi của da kém, ăn vừng th­ường xuyên một thời gian làn da sẽ m­ượt mà trở lại. Những ngày đầu, mỗi ngày ăn 20g, sau tăng lên  30 - 40g, ăn liền trong 3 - 4 tháng sẽ thấy kết quả. 

BS Nguyễn Văn Quang (Hội Nam y Việt Nam)

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top