<p><strong>Viêm da cơ địa là gì?</strong></p> <p>Bệnh viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis-AD) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, liken đơn dạng mạn tính. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ và bệnh rất hay tái phát. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng mặc dù ít gây nguy hiểm.</p> <h2><strong>Nguyên nhân gây VDCĐ</strong></h2> <p>Viêm da cơ địa liên quan khá chặt chẽ với cơ địa dị ứng hoặc có liên quan đến yếu tố gia đình mắc bệnh dị ứng (hen suyễn, viêm mũi dị ứng, tổ đỉa, chàm...) tức là do yếu tố di truyền. Kết quả tổng kết của các tác giả cho thấy 60% người bị viêm da cơ địa, khi sinh con, con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh viêm da cơ địa.</p> <p>Bệnh thường xảy ra ở trẻ em (khoảng 35%) hoặc do sức đề kháng của cơ thể kém hoặc ăn nhiều thực phẩm, gia vị có tính cay nóng (tiêu, ớt, mù tạt, dầu ăn, cà phê, rượu, bia...Ngoài ra, có thể gặp ở người mắc bệnh về gan làm cho gan bị tổn thương không thực hiện được chức năng thải độc của nó.</p> <h2><strong>Biểu hiện của VDCĐ</strong></h2> <p>Triệu chứng thường biểu hiện qua các giai đoạn của bệnh: Giai đoạn cấp tính, vùng da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết trợt, nếu bị bội nhiễm vi khuẩn (vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh) sẽ hình thành các mụn mủ và vẩy tiết.</p> <p>Vùng da bị viêm trong bệnh viêm da cơ địa thường, với trẻ nhỏ thường biểu hiện ở hai má và trán, sau đó lan ra mặt (xung quanh miệng thường không bị). Tổn thương da ban đầu là da khô, ngứa lặp đi lặp lại nhiều lần.</p> <p>Đồng thời xuất hiện ban đỏ, phù nhẹ, nổi mẩn, ngứa và mụn nước, sau đó loét, chảy dịch, kết vảy, có khi chảy máu do gãi nhiều. Vị trí hay gặp là mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu tay, mu chân, trường hợp nặng có thể lan ra tay, thân mình.</p> <p>Giai đoạn bán cấp, bệnh biểu hiện với các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Giai đoạn mạn tính, da dày thâm, ranh giới rõ, liken hóa, các vết nứt sẽ gây đau, với trẻ sẽ khóc nhiều, kém ăn, ít ngủ. Đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn ở giai đoạn này hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.</p> <p>Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen suyễn (ở trẻ gọi là viêm phế quản co thắt hoặc hen phế quản).</p> <h2><strong>Những biến chứng thường gặp do VDCĐ</strong></h2> <p>Viêm da cơ địa nói chung không gây ra biến chứng nguy hiểm cho tính mạng người bệnh nhưng nếu không điều trị đúng, kịp thời hoặc trị liệu không phù hợp sẽ khiến bệnh dễ tái đi tái lại, có thể để lại những vết sẹo nghiêm trọng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tổn thương da về sau. Bởi vì, đặc điểm của viêm da cơ địa gây ngứa có thể âm ỉ hoặc bùng phát dữ dội.</p> <p>Càng ngứa càng gãi nhiều, càng gãi lại càng có cảm giác ngứa nhiều hơn. Chính vì vậy mà da ngày một bị dày lên, bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn mưng mủ, lở loét da ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.</p> <p>Ngứa, với trẻ nhỏ sẽ hay quấy khóc, ăn kém, ngủ kém; với trẻ lớn, người lớn sẽ ảnh hưởng đến học tập, công việc và cuộc sống hàng ngày.</p> <p>Mặt khác, sau ngứa, bệnh dần dần nặng hơn nếu không được điều trị, vì vậy, vùng da phát bệnh bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết trợt, bội nhiễm vi khuẩn nhất là do vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc vi khuẩn mủ xanh sẽ tạo các mụn mủ, rất khó khăn cho việc chữa trị và có thể gây nhiễm khuẩn huyết.</p> <p>Bởi vì, vi khuẩn tụ cầu vàng cũng như vi khuẩn mủ xanh kháng lại nhiều loại kháng sinh, ngay cả kháng sinh thế hệ mới. Hậu quả của nhiễm khuẩn da do viêm da cơ địa (gãi) sẽ để lại sẹo sau khi chữa trị hết bội nhiễm làm mất mỹ quan nhất là bệnh xẩy ra ở vùng mặt.</p> <p>Viêm da cơ địa nếu kéo dài khiến làn da trở lên sần sùi, mẩn đỏ, dày lên gây mất thẩm mỹ rất lớn, nhất là ở các vị trí nguy hiểm như mắt, mặt. Đáng chú ý nhất là viêm da cơ địa rất hay tái phát đặc biệt là lúc thời tiết chuyển mùa (nóng sang lạnh, mưa nhiều, ẩm ướt, gió mùa đông bắc tàn về...)</p> <p>Nếu viêm nhiễm xuất hiện ở dây thần kinh, mắt, mặt sẽ rất nguy hiểm, bởi vì có thể tác động tới dây thần kinh, gây đau cơ, đau đầu trong một thời gian. Phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng xấu cho thai nhi hơn nữa việc dùng thuốc trong thời kỳ này cho bà mẹ mang bầu cũng khá khó khăn.</p> <p>Viêm da cơ địa ngoài việc hay tái phát còn có khả năng làm xuất hiện một số bệnh khác (hen, viêm mũi dị ứng...) trên người có cơ địa dị ứng</p> <h2><strong>Lời khuyên của thầy thuốc</strong></h2> <p>Khi nghi bị viêm da cơ địa cần đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng, kịp tránh để bệnh gây ra biến chứng. Người bệnh hoặc người nhà của bệnh nhân không nên tự chẩn đoán, tự mua thuốc điều trị sẽ làm cho bệnh nặng hơn, thậm chí biến chứng.</p> <div><strong>Nguyên tắc phòng bệnh</strong><br /> <br /> Cần hạn chế tiếp xúc với các loại dễ gây dị ứng như mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc hóa chất gây dị ứng, lông chó, mèo hoặc các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, dễ kích thích (tôm , cua, cay...). Mỗi khi thời tiết chuyển mùa cần cảnh giác bệnh xuất hiện hoặc tái phát, nếu thấy dấu hiệu xuất hiện cần đi khám bệnh ngay.</div> <div>Giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể và vệ môi trường sống tốt. Nếu đã mắc viêm da cơ địa, nên tắm nước ấm thay vì nước lạnh. Hàng ngày nên uống đủ nước và dinh dưỡng đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.</div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Chặn biến chứng do viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là căn bệnh khá phổ biến gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe người bệnh. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính nhưng trẻ nhỏ gặp với tỷ lệ cao nhất.
Theo suckhoedoisong.vn
Tầng ong trị viêm da ngoan cố
Phân biệt viêm mũi dị ứng với triệu chứng hô hấp khác
Dị ứng sulfa - Coi chừng biến chứng nguy hiểm
Trị viêm da cơ địa theo đông y
Cần làm gì khi dị ứng thuốc trị gút?
Thực phẩm nên kiêng đối với người dễ bị dị ứng
Có thể phòng tránh dị ứng thuốc?
Cách xử trí khi dị ứng mỹ phẩm
Nấu thịt chín để loại bỏ vi khuẩn gây viêm dạ dày
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng
Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau nhức răng, ăn uống khó... đi khám mắc nang chân răng R22
Nang chân răng là một dạng bệnh lý của nhiễm trùng chân răng. Bệnh lý này thường phát triển âm thầm và không có triệu chứng nên thường rất khó để phát hiện.
Truyền huyết thanh kháng nọc, cứu nhiều trường hợp bị rắn đuôi đỏ cắn
Nếu không may bị rắn cắn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không đắp thuốc lên vết cắn hoặc rạch vết cắn để lấy nọc, khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Sốc nhiễm khuẩn nặng vì nhiễm xoắn khuẩn vàng da
Với những trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Leptospira thường chuyển biến nặng khá nhanh. Chỉ sau 4 ngày đau chân, bệnh nhân đã không vận động đi lại được, sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp, suy gan, suy thận ...
10 sự kiện nổi bật của Ngành Y tế TP HCM trong năm 2024
Ngày 23/12, Sở Y tế TP HCM đã công bố 10 sự kiện y tế nổi bật trong năm 2024.
Thói quen xấu khiến trẻ dễ mắc bệnh tai mũi họng
Bệnh về tai mũi họng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ rất dễ tái phát và dẫn đến viêm cầu thận, viêm khớp và các bệnh về tim.
80% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện muộn, dự phòng cách nào?
Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn... Vì vậy, dự phòng, sàng lọc nhằm phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm là hết sức quan trọng.
Cắt tuyến giáp ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân như thế nào?
Nghiên cứu này đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp từ trước khi phẫu thuật đến 5 năm sau điều trị.
Tưởng cúm thông thường, không ngờ nguy kịch do viêm phổi nặng
Thời tiết trở lạnh, độ ẩm trong không khí thấp làm suy yếu hệ thống miễn dịch dẫn đến cơ thể dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và tiến triển nhanh thành suy hô hấp có thể đe doạ tính mạng... nên cần chú ý.
5 dấu hiệu về đêm cảnh báo cơ thể đang tích tụ "độc tố"
Nếu thường xuyên xuất hiện những điều này vào ban đêm như đi vệ sinh, bốc hỏa, đổ mồ hôi,... bạn cần chú ý vì có thể cơ thể đang tích tụ độc tố.
Tự chế rượu ngâm cao lá cây để uống, người đàn ông bị nhiễm độc gan
Nhiễm độc gan do thuốc nam hầu hết xảy ra từ từ nên đa số người bệnh khi đến viện cấp cứu đã bị nặng do chất độc tích tụ trong cơ thể lâu. Đa số nhập viện trong tình trạng muộn, khi gan và thận bị suy nặng...