<p>Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, cho nên không thể áp dụng các món ăn của người lớn cho trẻ em được, nhất là với các cháu bé dưới 5 tuổi. Bữa ăn của bé yêu cần được chăm chút đầy đủ và cẩn thận về khoa học dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.</p> <h2><strong>Khác biệt về nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của trẻ</strong></h2> <p>Nhu cầu về các chất dinh dưỡng của trẻ em cũng khác so với người lớn, nếu tính theo cân nặng cơ thể thì nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, chất bột đường, các vitamin và khoáng chất của trẻ cao hơn rất nhiều so với người lớn, nhưng cũng có những khoáng chất trẻ em không nên ăn nhiều do chức năng thận chưa hoàn chỉnh, khả năng lọc của cầu thận còn yếu nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho trẻ.</p> <p>Ví dụ như muối ăn chẳng hạn, trẻ dưới 1 tuổi khi nấu ăn không cần cho mắm muối vì nhu cầu muối của bé là rất nhỏ (ít hơn 1g mỗi ngày với bé từ 12 tháng tuổi trở xuống) và nhu cầu này được đáp ứng bằng sữa hoặc muối có sẵn trong các thực phẩm tự nhiên.</p> <p>Dung tích dạ dày của trẻ thì nhỏ, nhưng nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng lại cao, vì vậy món ăn của trẻ phải giàu năng lượng, cao chất đạm và chất béo, khi chế biên thức phải đảm bảo dù ăn được ít nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, nếu ăn chung với các món ăn của người lớn thì trẻ phải ăn rất nhiều, nếu không sẽ thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng.</p> <p><img alt="Để trẻ phát triển tốt và khỏe mạnh, các bà mẹ nên chế biến món ăn riêng cho trẻ, làm những món ăn phong phú, nhiều sắc màu kích thích các giác quan kích thích trẻ ăn ngon miệng." src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/14/04_resize.jpg" title="Để trẻ phát triển tốt và khỏe mạnh, các bà mẹ nên chế biến món ăn riêng cho trẻ, làm những món ăn phong phú, nhiều sắc màu kích thích các giác quan kích thích trẻ ăn ngon miệng." /></p> <p><em>Để trẻ phát triển tốt và khỏe mạnh, các bà mẹ nên chế biến món ăn riêng cho trẻ, làm những món ăn phong phú, nhiều sắc màu kích thích các giác quan kích thích trẻ ăn ngon miệng.</em></p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p><strong>Nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng của trẻ em và người lớn /ngày</strong></p> <p><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/14/5.jpg" /></p> <p>Nhìn vào bảng bên ta thấy nhu cầu năng lượng của trẻ rất cao nếu tính theo kg cân nặng: trẻ em cần từ 80 - 120 Kcalo/kg/ngày, trong khi đó người lớn chỉ cần 40 - 45 Calo/kg/ngày, hay là chất đạm (protein).</p> <p>Cũng vậy trẻ em cần 2 - 3g/kg/ngày, người lớn chỉ cần 0,8 - 1g/kg/ngày; và nhất là chất béo nếu tính theo % năng lượng do chất béo cung cấp trong 1 ngày thì rất cao so với người lớn, trẻ càng nhỏ nhu cầu về chất béo càng cao, vì vậy nếu ăn chung với các món ăn với người lớn thì không thể đáp ứng đủ nhu cầu chất béo cho trẻ được, khi thiếu chất béo trẻ sẽ bị thiếu năng lượng, không hấp thu được các loại vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K... trẻ sẽ bị còi xương, chậm phát triển chiều cao.</p> <p>Nhu cầu về các vitamin và chất khoáng của trẻ em nếu tính theo cân nặng cũng cao hơn nhiều so với người lớn. Một điều cũng rất quan trọng trẻ em cần ăn nhạt hơn người lớn nếu ăn chung món ăn với người lớn cháu sẽ bị thừa muối là nguy cơ cho bệnh tim mạch sau này, vì ăn mặn là nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp.</p> <p>Hơn nữa, trẻ còn nhỏ không thể nhai thức ăn của người lớn được, thức ăn cần băm nhỏ, thái nhỏ, hầm nhừ thì cháu mới tiêu hóa được, ngay cả khi trẻ đã ăn cơm thì cơm cũng phải nấu nát hơn người lớn, trẻ cần ăn thêm các bữa phụ như cháo, mỳ, súp, sữa... mới đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng hàng ngày, chứ không thể chỉ ăn 3 bữa như người lớn được, các món ăn để ăn với cơm như thịt, cá, tôm, canh... phải cho nhiều dầu mỡ hơn.</p> <h2><strong>Để bé yêu có cơ thể cao lớn, khỏe mạnh</strong></h2> <p>Để trẻ phát triển tốt, khỏe mạnh các bà mẹ nên chế biến món ăn riêng cho trẻ, không nên vì ngại nấu hoặc không có thời gian mà cho trẻ ăn chung các món ăn của người lớn. Bữa ăn thì lại nên ăn cùng với người lớn nhất là khi bé đã trên 1 tuổi để bé tập xúc, ngồi ăn cùng bố mẹ, ông bà bé sẽ có hứng thú ăn hơn, ăn cùng người lớn còn giúp bé tập nhai thức ăn, tránh được chứng biếng ăn sau này do không biết nhai thức ăn.</p> <p>Thông thường khi trẻ còn nhỏ vẫn trong giai đoạn ăn bột, cháo, thực đơn của các em bé được cha mẹ chú ý hơn, nhưng càng về sau khi trẻ đã ăn được cơm thì mối quan tâm này có vẻ như ngày càng lơi lỏng và điều này sẽ tác động xấu đến sự phát triển của trẻ. Nhất là trẻ em ở nông thôn hoặc ở các gia đình thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ cho nên trẻ càng lớn càng bị còi cọc, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cao khi trẻ đã lớn.</p> <p>Bữa ăn của trẻ em đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của chúng về sau. Nếu các gia đình thực sự quan tâm và bố trí phù hợp thực đơn hàng ngày, các bé sẽ lớn lên khỏe mạnh, thông minh.</p> <div> <div> <div> <div> </div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Chăm chút bữa ăn cho bé yêu
Chăm chút con từng miếng ăn, từng giấc ngủ... đó là trách nhiệm và niềm hạnh phúc của bất kỳ bà mẹ, ông bố nào cho các “cục cưng” bé bỏng của mình.
Theo suckhoedoisong.vn
Những chất xơ phòng chống táo bón hiệu quả cho trẻ nhỏ
Hậu quả do thiếu vitamin ở trẻ nhỏ
Giám sát trẻ nhỏ và người già tự động
Trường sư phạm tuyển thí sinh cao từ 1,5m: Bộ GD-ĐT nói gì?
Lắc xì ví MOMO nâng giá trị giải thưởng thu nhập 12 con giáp lên 5 tỷ đồng
Rượu bìm bịp chữa di tinh
Những thực phẩm giải độc cho cơ thể sau Tết
Lễ hội có nội dung phản cảm, kém văn minh: Cần “thuốc” đặc hiệu
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng
Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau bụng, nôn... đi khám phát hiện dính ruột, bệnh biến chứng nguy hiểm sao?
Dính ruột có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách như: tắc ruột, hoại tử ruột.
BV Bạch Mai dốc toàn lực cứu chữa các nạn nhân vụ phóng hoả quán cafe
“Bệnh viện Bạch Mai dốc toàn lực, tập trung cứu chữa cho các nạn nhân của vụ phóng hỏa quán cafe trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) tối ngày 18/12”.
Bụng to bất thường, đi khám phát hiện khối u buồng trứng nặng 15kg
Ung thư buồng trứng chỉ chiếm 5% trong các loại ung thư ở nữ nhưng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư phụ khoa.
Kiểm tra việc lưu hành sản phẩm giả tên Viên nang cứng Yuan Bone
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra việc lưu hành sản phẩm giả có tên Viên nang cứng Yuan Bone.
Cứu sống ngoạn mục bệnh nhi 8 tuổi sốc nhiễm khuẩn kháng trị
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã cứu sống ngoạn mục bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn kháng trị nhờ áp dụng kỹ thuật chuyên sâu (ECMO, lọc máu, hạ thân nhiệt) cùng với kích hoạt báo động đỏ nội viện.
Huế: 2 cháu bé bị tan máu bẩm sinh được ghép tuỷ đồng loại thành công
Ngày 19/12, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết vừa điều trị thành công và cho xuất viện 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tuỷ đồng loại.
Chinh phục 3 ca phẫu thuật nội soi cắt cả khối tá tụy
Phương pháp cắt khối tá tụy qua nội soi không chỉ đảm bảo việc loại bỏ triệt để khối u mà còn tối ưu hóa quá trình điều trị, vết mổ nhỏ hơn, ít chảy máu, hạn chế nguy cơ biến chứng, rút ngắn thời gian hồi phục, nằm viện.
Robot trực tiếp tạo hình cơ hoành cho người bệnh khó thở
Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) vừa thực hiện thành công trường hợp phẫu thuật robot tạo hình cơ hoành trái, giúp bệnh nhân nhão hoành thoát khỏi tình trạng khó thở kéo dài.
Đặt stent chuyển dòng đột phá trong điều trị túi phình khổng lồ
Túi phình kích thước lớn không chỉ gây đau đầu kéo dài mà có nguy cơ vỡ gây chảy máu não dẫn tới hôn mê, tử vong... Đặt stent chuyển dòng mạch não là 1 kỹ thuật ít xâm lấn mang lại lợi ích cho bệnh nhân.
Nguyên tắc "vàng" trong chăm sóc hệ tiết niệu ở người bệnh tổn thương tuỷ sống
Chăm sóc hệ tiết niệu đúng cách là "chìa khoá" giúp cải thiện sức khoẻ, chất lượng cuộc sống của người bệnh tổn thương tuỷ sống.