Cẩn thận đắc khí lại lạc vào hoang tưởng

(khoahocdoisong.vn) - Ai tập luyện thiền, khí công, yoga... đều mong muốn được đắc khí cho cơ thể khỏe mạnh, bệnh tật tiêu trừ. Nhưng theo các chuyên gia, nếu không cẩn thận khi đắc khí lại khiến người tập lạc vào hoang tưởng, bị tẩu hỏa nhập ma...

Ranh giới mong manh giữa đắc khí thực sự và ảo giác hoang tưởng

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch sáng lập Học viện Tâm khí Việt, Chủ tịch Hội Đồng khoa học Học viện Yoga Việt Nam cho biết, khí là sinh mạng, là sự sống của con người. Khí chuyển động trong cơ thể con người theo nguyên lý tự nhiên. Những người luyện khí công nếu đã thực hiện được quá trình đạo dẫn thần khí, tức là rèn luyện được công pháp làm chủ khí, có thể tác động điều chỉnh cơ năng sinh lý cơ thể, đẩy mạnh quá trình trao đổi khí, tăng cường sinh lực và khả năng miễn dịch, trị bệnh, kiện thân, kéo dài tuổi thọ...

Trong quá trình tập luyện, mọi người luôn mong muốn đạt đến tình trạng đắc khí. Đó là trạng thái cơ thể tích nạp đầy năng lượng khí khi luyện tập.

Tu luyện năng lượng tại Học viện Tâm khí Việt.

Tu luyện năng lượng tại Học viện Tâm khí Việt.

Tuy nhiên, nếu người tập không làm chủ được nguồn năng lượng này, khí chạy nhanh quá mức gấp gáp, không điều chỉnh được tâm lý, hành vi, rối loạn sinh học... thì lại là tẩu hỏa nhập ma.

BS.VS Nguyễn Văn Thắng, Chưởng môn phái Thăng Long võ đạo phân tích, có 3 hiệu ứng có liên quan đến “đắc khí” người tập cần nhận biết rõ để tránh đi vào ảo giác, hoang tưởng.

Thứ nhất là đắc khí toàn thân: Cơ thể ấm nóng rồi căng giãn và tê – tâm thận giao hòa. Sau đó các lỗ chân lông mở ra, khí và nước (mồ hôi) đi ra ngoài (chất độc được đẩy ra). Lúc này người tập thấy tinh thần rất hưng phấn và sau khi tập xong thì cơ thể mát mẻ, toàn thân thông thoáng nhẹ nhõm, tinh thần khinh an. Đó là tình trạng vượng tinh – khí – thần đem lại một cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.

Thứ hai là đắc khí tại ổ bệnh: Tại nơi đang có bệnh thấy căng nặng, đau nhức, rung giật tại chỗ. Đây chính là tình trạng chính khí đang tác động đẩy lùi tà khí gây bít tắc sinh bệnh.

Thứ ba là đắc khí ảo giác. Lúc này người tập thấy biển hiện trên cơ thể bất thường, thấy xuất hiện các hình ảnh, âm thanh lạ, cơ thể tự nhiên thay đổi hành vi và tâm lý. Nguyên nhân là do khí nghịch làm cho rối loạn các xung động thần kinh giữa thần kinh giao cảm và phó giao cảm, làm mất sự cân bằng điều chỉnh giữa thần kinh trung ương và thần kinh thực vật. Đồng thời, khí huyết bị bí trệ dẫn tới loạn khí gây ức chế toàn bộ hệ thống dẫn đến suy đa tạng.

Nghịch khí có hai loại, dương và âm. Nghịch khí dương khiến sức nóng của tim xông lên não gây đau đầu, căng thẳng, khó chịu làm rối loạn cảm xúc tinh thần, ngôn ngữ, gây điên loạn. Nghịch khí âm là do đốc mạch không thông, khí âm xông lên não, ách tắc ở ngọc lư làm người bệnh trầm ổn, suy giảm trí nhớ, ít nói, chán đời và rơi vào trầm cảm. Bệnh nặng thường nghĩ đến quyên sinh.

CLB khí công Thăng Long võ đạo.

CLB khí công Thăng Long võ đạo.

Đừng tham học nhiều thứ

Theo BS.VS Nguyễn Văn Thắng, mọi pháp đều dẫn đến  mục đích là nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần cũng như phát huy tiềm năng ẩn tàng và trí tuệ tâm thức của con người... Vì vậy, để tránh tình trạng nghịch khí gây biến loạn sinh ảo giác, không nên tập về năng lượng một lúc 2 pháp. Nếu tập khí công thì không nên tập cảm xạ, nhân điện, yoga...

Việc tập luyện nên tuân thủ theo tự nhiên, để cơ thể hòa hợp, sức khỏe cải thiện chứ đừng ảo tưởng đến đắc khí bởi đạt đến đắc khí không đơn giản.

Để tập luyện đúng, người tập cần tìm được người thầy giỏi pháp cao. Một bậc thầy khí công phải là  người tu luyện và khổ luyện, là một người thầy chân truyền về pháp và phải có đa kiến thức. Kiến thức về y lý phương Đông, kiến thức về y học, khí công và võ thuật, cũng như các kiến thức khác về nhân học, tâm học và năng lượng… Bên cạnh đó, thầy khí công cũng phải có tình yêu thương và lòng từ bi. Vì tình yêu thương và lòng từ bi là năng lực vĩ đại nhất để liên kết vũ trụ, liên kết con người. 

Hơn nữa, luyện tập khí công là phải chứng ngộ được thân và tâm thông qua hơi thở. Tức là ngoài phải giãn mở thông thoát được cân – cơ – xương, trong phải chuyển hóa hợp nhất với tinh khí thần. Muốn vậy phải thông qua pháp là điều thân, điều tức và điều tâm. 

Đặc biệt, trong quá trình luyện công và hành thiền phải đi từ động công đến tĩnh công và sau cùng là thiền định. Khi tập tinh thần thường chủ động quán thân sao cho cơ thể luôn luôn thả lỏng, động tác sao cho chậm rãi khoan hòa để hơi thở êm sâu và tâm an lắng. Tức là luôn trong trạng thái chậm rãi, nhu nhuyễn trên một cơ thể buông thư thì hơi thở sẽ êm đềm và dẫn đến trạng thái sinh học bên trong tốt hơn. Cho nên các quá trình luyện động công là cả quá trình điều thân phá vỡ những căng thẳng bí kết ở thân, tiến tới làm chủ thân mình để tiến tới luyện tĩnh.

Đến giai đoạn luyện tĩnh công, khi mà quá trình điều thân đã căn bản, cân - cơ – xương đã thông hoạt mới có thể nhiếp phục cơ thân để luyện khí huyết, năng lượng bên trong. Tức là qua động để hồi tĩnh, và thông qua tĩnh để phục động. Giai đoạn này cơ thể ngồi bất động, vững vàng như trái núi, ta dùng tĩnh tinh thần khai mở, dẫn dắt khí huyết, năng lượng bên trong. Giai đoạn này vẫn duy trì cả 3 điều: Thân - Tức - Tâm nhưng điều khí là cơ bản. Khi điều vận nguồn năng lượng bên trong được thông hoạt và cân bằng, cũng sẽ có tác động đến thân làm thân càng thư giãn và tràn trề sinh lực.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top