Cách làm giảm độc hại của rượu bia

Rượu bia không chỉ gây tổn thương gan, dạ dày, thực quản, ruột, tụy và não bộ… mà còn làm tăng nguy cơ mắc 200 loại bệnh khác nhau. Để làm giảm độc hại của rượu trong ngày Tết nên thực hiện theo cách sau:

Không uống quá liều lượng

Mỗi ngày nam giới không nên uống quá 720 ml bia hoặc 300 ml rượu vang hoặc 60 ml rượu whisky. Đối với nữ giới, mỗi ngày không nên uống quá 360 ml bia hoặc 150 ml rượu vang hay 30 ml rượu whisky. Tránh sử dụng các loại đồ uống chứa cồn không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Không tiếp xúc môi trường lạnh sau khi uống rượu

- Đột ngột tiếp xúc với môi trường lạnh sau khi uống rượu có thể bị nhiễm lạnh do mạch máu dưới da bị giãn, tăng thoát nhiệt. Lúc này, người uống rượu thường lơ mơ, mất kiểm soát, mạch máu nhanh chóng co lại, dẫn đến cơn tăng huyết áp.

Trường hợp nặng, có tiền sử tăng huyết áp, dị dạng có thể bị đột quỵ. Người có cơ địa yếu, suy giảm miễn dịch dễ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.

Bác sĩ mách cách làm giảm độc hại của rượu khi ăn uống ngày Tết

Bác sĩ mách cách làm giảm độc hại của rượu khi ăn uống ngày Tết

Ăn trước và trong khi uống

Uống rượu khi đói dễ khiến bạn say, axit trong dạ dày tăng kích thích dạ dày hơn, dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dài ảnh hưởng dạ dày, đại tràng, gan. Bạn nên ăn một vài lát bánh mì, bánh quy giòn từ ngũ cốc nguyên hạt để giảm tác hại của rượu bia tới niêm mạc dạ dày, ruột, giảm nôn và giảm khả năng hấp thụ nồng độ cồn vào máu.

Uống nhiều nước sau khi uống rượu

Sau khi uống rượu, cách để đào thải chất cồn nhanh ra khỏi cơ thể là uống nhiều nước. Nước sẽ hòa loãng chất cồn. Ngoài ra cũng nên uống thêm các loại như nước chanh, cam, nước gừng mật ong, nước dừa, nước mía, trà hoặc ăn những thực phẩm có tác dụng tương tự như cải xanh, củ cải.

Uống bia 0 độ

Thực tế, nhiều loại bia quảng cáo là 0 độ cồn nhưng vẫn chứa khoảng 0,5%. Nếu bạn sử dụng các loại bia trên nhãn ghi là 0 cồn, hơi thở bạn vẫn có nồng độ cồn ở ngưỡng thấp. Nếu tham gia giao thông, bị yêu cầu dừng lại thổi nồng độ cồn bằng máy đo chuyên dụng có thể dương tính và vi phạm.

Vì vậy việc sử dụng đồ uống có cồn về cơ bản đều không tốt, dù uống trong mức được khuyến cáo. Uống bia rượu liên tục khiến gan, thận, hoạt động quá mức, gây quá tải, ảnh hưởng sức khỏe. Hãy hạn chế tối đa có thể được đón được thật nhiều cái tết.

ThS.BS Trần Đức Cảnh (Khoa Nội soi và Thăm dò chức năng, Bệnh viện K Trung ương)

Theo Đời sống
5 loại thực phẩm không nên dùng chung với cà phê

5 loại thực phẩm không nên dùng chung với cà phê

Cà phê là món đồ uống yêu thích của nhiều người bởi hương vị thơm ngon và rất có lợi cho sức khỏe khi được uống điều độ. Tuy nhiên, khi kết hợp với một số thực phẩm, cà phê có thể làm giảm hiệu quả hấp thụ dưỡng chất.
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
back to top