Cách cứu chữa bệnh nhân áp xe gan đường mật

p xe gan đường mật là bệnh khá phổ biến trong các bệnh về nội tiêu hóa. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là có thể nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.

Bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng

Bệnh nhân Nguyễn Văn Toán (Hòa Bình) vài ngày trước khi nhập viện có hiện tượng đau vùng thượng vị lệch sang bên phải, kèm theo sốt cao, rét run, da, niêm mạc vàng, nước tiểu vàng… Bệnh nhân được chuyển tới bệnh viện 103. Bệnh nhân được xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm men gan, bilirubin, chụp Xquang thấy bóng gan to, siêu âm thấy các ổ áp-xe và sỏi… các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị áp xe gan đường mật.

TS Đặng Việt Dũng, Bệnh viện 103 cho biết, Áp xe mật không có dấu hiệu báo trước mà xuất hiện đột ngột. Bệnh nhân có dấu hiệu sốt, đau vùng thượng vị, vàng da… Nguyên nhân áp xe gan đường mật, đối với người lớn thường do sỏi làm tắc nghẽn, ứ trệ và tăng áp lực dịch mật tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn đi ngược dòng và xâm nhập gây nhiễm khuẩn đường mật và cuối cùng có thể gây ra áp xe gan mật. Đối với trẻ em, thường do giun lên đường mật gây viêm đường mật và áp xe.

Với các tiến bộ y tế như hiện nay thì áp-xe gan đường mật không còn là căn bệnh “chết người” nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu người bệnh phát hiện quá muộn, ổ áp-xe vỡ ra thì có thể gây tử vong cho người bệnh ngay lúc đó.

Biến chứng thường gặp và nặng nề nhất là nhiễm trùng huyết với các biểu hiện như sốt cao liên tục 39 – 40 độ, kèm rét run, tình trạng nhiễm khuẩn và nhiễm độc nặng. Gan to rất đau, tắc mật nặng không đáp ứng với điều trị; Hội chứng gan thận do nhiễm khuẩn và tắc mật nặng, do bilirubin máu quá cao gây tắc ống thận; Tràn dịch màng phổi và màng tim; Xơ gan mật: đây là một biến chứng lâu dài sau nhiều đợt viêm nhiễm làm hoại tử xơ hóa gan mật; Vỡ ổ áp xe vào ổ bụng gây viêm phúc mạc toàn thể; Chảy máu đường mật…

Về điều trị, đa số bệnh nhân điều trị ngoại khoa, nhưng một số trường hợp cần phẫu thuật…

Bệnh nhân này, các bác sĩ đã truyền dịch để nuôi dưỡng và cân bằng nước, điện giải. Dùng các thuốc giảm đau, giãn cơ trơn và bệnh nhân được hồi phục nhanh… Sau 2 ngày nằm viện bệnh nhân được điều trị tích cực và xuất viện.

BS Dũng khuyến cáo để phòng bệnh này, mọi người không nên uống rượu quá nhiều, ăn uống quá mức độ, đặc biệt các chất nhiều mỡ, nên ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh trong sinh hoạt và ăn uống an toàn.

Phạm Hằng

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top