Những thành phần như vậy có trong rau xanh rất nhiều, chủ yếu là vitamin C, vitamin E, caroten, chất diệp lục chứa trong rau xanh tươi và một số thành phần chống ung thư. Theo một số nhà nghiên cứu, nhiều loại ung thư như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thực thực quản, hàm lượng vitamin A, vitamin C, vitamin E, caroten trong máu bệnh nhân hần như đều giảm xuống. Nếu ăn nhiều rau xanh có tác dụng bổ sung những loại vitamin này sẽ làm giảm tỷ lệ mắc chứng ung thư nêu trên.
Vitamin C, vitamin E có tác dụng chống oxy hóa. Ung thư bao gồm cả sự phát sinh lão hóa, có liên quan đến sự hình thành pexoxide, mà tác dụng chống oxy hóa có thể chống lại sự hình thành peroxide. Caroten trong có thể có thể chuyển hóa thành vitamin A, có tác dụng chống lại tế bào ung thư phát sinh. Chất diệp lục có trong rau có công dụng chống tác nhân gây bệnh ung thư. Đặc biệt, Đông y cho rằng, những loại rau xanh: hẹ, rau cần, rau chân vịt, rau rền, hành... rất tốt cho bệnh nhân ung thư:
Rau hẹ: Có thể ăn quanh năm, nhưng ngon nhất là ăn vào mùa xuân. Đông y cho rằng, rau hẹ có công dụng ôn trung bổ hư, tráng dương cố tinh, rất tốt cho sức khỏe, nó còn có công dụng tiêu tán huyết ứ, nên có hiệu quả công và bổ. Trong dân gian có bài thuốc, rau hẹ rửa sạch ép lấy nước, cho sữa bò vào đun sôi uống, dùng để điều trị ung thư thực quản, có tác dụng khắc phục triệu chứng với bệnh ung thư thực quản, ung thư thượng vị. Rau hẹ xào không rất ngon, rau hẹ xào thịt thái sợi, khi ăn cuộn với bánh tráng, có mùi vị rất lạ, thơm ngon lại có thể kiện thân. Hoa rau hẹ rất thơm, mùa đông khi ăn lẩu, cho vào nước lẩu một ít hoa rau hẹ, mùi vị món lẩu rất ngon.
Rau cần: Có cần nước, cần cạn, cả hai có công dụng như nhau. Rau cần có tác dụng ích khí, có thể điều trị bệnh hoàng đản, có tác dụng điều trị với bệnh nhân ung thư vàng da. Rau cần còn có tác dụng cầm máu, bệnh ung thư phụ khoa thường có triệu chứng “xích đới” (khí hư ra máu), ăn nhiều rau cần rất tốt.
Rau chân vịt: Sách Đông y nói, thường những người bị “bệnh lâu”, táo bón, nên ăn nhiều rau chân vịt vì nó có công dụng “lợi ngũ tạng”, thông huyết mạch”. Bệnh nhân ung thư ăn nhiều rau chân vịt rất có ích. Nó còn có công dụng thông ngực, hạ khí điều trung, có thể điều trị các bệnh đường ruột và dạ dày.
Cỏ linh lăng: Cỏ linh lăng có công dụng an trung lợi nhân, rất tốt với sức khỏe con người, nhất là những người bị bệnh vàng da, nên ăn thường xuyên. Để chế biến, nhặt lấy phần non xào với dầu, vặn lửa to, ăn rất ngon; Nếu xào cỏ linh lăng già, có thể cho vào một ít gia vị, mùi vị cũng rất ngon.
Rau dền: Có hai loại là dền đỏ và dền xanh, hiệu quả chữa bệnh giống nhau, có công dụng bổ khí, trừ nhiệt, những bệnh nhân ung thư có sức khỏe không tốt, hay bị sốt nhẹ nên ăn rau dền thường xuyên. Khi xào rau dền cho vào ít tỏi, ăn rất ngon. Rau dền có tính hàn, tỏi lại thiên về tính ôn, nên có thể trung hòa được tính hàn của rau dền, ăn rất có lợi cho sức khỏe.
Hành: Thường dùng làm gia vị, nhưng cũng có thể xào ăn, giống như xào các thứ rau khác. Hành có tác dụng rất lớn, có thể thông sữa, tán nhũ, thường bệnh nhân sau khi phẫu thuật ung thư vú, ăn nhiều rất có ích. Ngoài ra, hành còn có tác dụng cầm máu, bệnh nhân sau khi xạ trị ung thư mũi họng, có thể ăn thường xuyên.
Lương y Hoài Vũ (Hội Đông y Việt Nam)