<div> <p>Ngày 14/1, Bộ Y tế vừa ban hành công điện số 38/CĐ-BYT về chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại.</p> <p>Theo đó, trong những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh được tăng cường liên tục, tại các tỉnh Bắc và Trung Bộ đã xảy ra những đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng, ở vùng núi cao đã xuất hiện mưa tuyết, băng giá làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là người già, trẻ em. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, rét đậm, rét hại còn tiếp tục kéo dài và có thể còn có thêm những đợt rét đậm, rét hại tăng cường tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ.</p> <p>Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị trực thuộc Bộ khẩn trương thực hiện những công việc sau:</p> <p>- Thường xuyên cập nhật, chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, bản tin về dự báo rét đậm, rét hại; đặc biệt chú trọng các địa bàn vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nơi có thể có mưa tuyết, băng giá để có kế hoạch và phương án phòng, chống rét.</p> <p>- Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo công tác phòng chống rét; phối hợp với các cấp, ngành địa phương tuyên truyền cảnh báo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng, chống rét.</p> <p>- Cảnh báo để nhân dân biết, cảnh giác với nguy cơ cháy nổ, bỏng lửa, điện giật do sưởi ấm bằng điện và nhiễm độc khí than đốt do sưởi ấm bằng bếp than, củi trong nhà kín. Khuyến cáo người dân cần che chắn nhà cửa, giữ ấm cơ thể, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nước uống; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; không ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn, để lâu ngày.</p> <p><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2021/01/15/media-suckhoedoisong-vn_137629080_10214445975221521_7255303156293854453_n.jpg" /></p> <p>Các cơ sở y tế cần có hướng dẫn cho người dân: Đối với trẻ em cần giữ ấm chân, tay, ngực, cổ, đối với người già cần tránh thay đổi đột ngột vị trí tránh bị nhiễm lạnh, phòng chống đột quỵ.</p> <p>Đối với trẻ em, khi trẻ có các triệu chứng ho kéo dài từ 3-5 ngày, kèm theo các triệu chứng sốt, đau ngực, khó thở cần đi khám để được phát hiện và điều trị kịp thời. Với các bệnh trẻ hay mắc phải như sổ mũi thì có thể rửa mũi bằng nước muối sinh lý ấm, hoặc pha nước muối ấm để súc họng giúp thông thoáng đường hô hấp trên, tránh viêm mũi, họng và đường hô hấp trên; thực hiện tiêm phòng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.</p> <p>Khi thấy có những biểu hiện bất thường như nói ngọng, tê bì hoặc liệt nửa người, nhìn không rõ, đau đầu dữ dội, hen xuyễn; ho, sốt cao, khó thở… cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không để xảy ra biến chứng (chú ý phân biệt với các triệu chứng của COVID-19).</p> <p>- Các cơ sở y tế cần bảo đảm cơ số thuốc điều trị và dự phòng cho người dân; bảo đảm tốt chế độ trực; tăng cường kiểm soát đối với các bệnh huyết áp, tim mạch, hô hấp… đặc biệt ở người già và trẻ em. Các cơ sở khám, chữa bệnh chủ động đảm bảo các điều kiện phòng, chống rét cho người bệnh trong quá trình khám, chữa bệnh. Nơi chờ khám, các buồng khám bệnh, buồng điều trị cho người bệnh phải kín gió, có đủ chăn đệm và phương tiện chống rét để đảm bảo cho người bệnh được giữ ấm trong thời gian thăm khám, làm thủ thuật và nằm điều trị.</p> <p>Bố trí đủ cơ số thuốc cấp cứu, giường bệnh và chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu; chuẩn bị các đội y tế cơ động sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa rét gây ra.</p> <p><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2021/01/15/media-suckhoedoisong-vn_138253767_10214445976221546_919265183558862015_n.jpg" /></p> <p><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2021/01/15/media-suckhoedoisong-vn_138710712_10214445975741534_5382798135666841220_n.jpg" /></p> <p><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2021/01/15/media-suckhoedoisong-vn_138912617_10214445976421551_7842988457208391178_n.jpg" /></p> <p>Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ khẩn trương triển khai thực hiện; báo cáo nhanh kết quả triển khai công tác bảo đảm y tế ứng phó rét đậm, rét hại, tình hình thiệt hại (nếu có) và đề xuất, kiến nghị về Bộ Y tế để xem xét, giải quyết.</p> <p class="text-right mt20"> </p> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Bộ Y tế hướng dẫn ứng phó rét đậm, rét hại, nhất là với người già, trẻ em
Người dân cần che chắn nhà cửa, giữ ấm cơ thể, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nước uống; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; không ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn, để lâu ngày.
Thời điểm dễ gây đột quỵ trong mùa lạnh
Nhiệt độ lạnh có thể kích thích dây thần kinh giao cảm, gây co thắt mạch máu, tăng độ nhớt của máu, tăng huyết áp và các thay đổi khác dẫn đến đột quỵ, xuất huyết não...
Hạ kali máu, tăng huyết áp tái diễn... đi khám phát hiện hội chứng Conn
Hội chứng Conn nếu không được điều trị sẽ dẫn đến khó kiểm soát huyết áp, phá vỡ sự cân bằng của các chất điện giải dẫn đến rất nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như bất thường nhịp tim, gây đau tim, đột quỵ, gây suy thận,…
Bệnh nhân viêm tắc động mạch chi dễ tăng nặng, gây tàn phế vào mùa Đông
Bệnh viêm tắc động mạch chi dưới ngày càng xuất hiện nhiều. Điều đáng nói, nhiều người không biết về bệnh hoặc được chẩn đoán nhầm nên khi bệnh nặng, bị hoại tử phải cắt bỏ chi, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Nhập viện vì tự bẻ gãy "của quý", bác sĩ cảnh báo
Bác sĩ nhận định đây là trường hợp gãy dương vật phức tạp, bệnh nhân rách cả thể hang và thể xốp. Ekip phẫu thuật đã phải lấy máu tụ và khâu lại thể hang và thể xốp trong vòng 90 phút.
3 "không" khi tập thể dục giúp kéo dài tuổi thọ, không lo bị bệnh
Tập thể dục đúng cách không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn bảo vệ xương khớp, đặc biệt với người trung niên.
Chân tay lạnh... cẩn thận bệnh nguy hiểm
Nếu tình trạng chân tay lạnh diễn ra thường xuyên, ngay cả khi thời tiết ấm áp, bạn nên cẩn trọng vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm.
Cứu sống người bệnh đứt lìa cổ chân do máy cắt cỏ
Đứt lìa chi thể thường dẫn đến hoại tử nhanh chóng, nếu không xử lý kịp thời phần chi bị tổn thương sẽ không thể cứu được.
Mất cả chi thể, hoại tử ngực, tổn thương tạng... do câu cá dưới đường điện
Nhiều trường hợp bỏng nặng, thậm chí nguy kịch đe dọa đến tính mạng do câu cá dưới đường điện. Những tai nạn bỏng điện đều rất thương tâm, để lại những nỗi đau, mất mát lớn cho người bệnh và gia đình nên cần phòng tránh.
Chỉnh di chứng chấn thương vùng hàm mặt nặng nề cho bệnh nhân
Di chứng chấn thương vùng hàm mặt là biến chứng nặng nề nhất đối với bệnh nhân và là thách thức khó khăn với bác sĩ để đưa khuôn mặt bệnh nhân về với cuộc sống bình thường.
Người đàn ông 45 tuổi bị thương tích nặng vùng đầu, mặt do pháo nổ
Trong quá trình chuẩn bị châm lửa cho dàn pháo tự chế, một quả pháo bất ngờ phát nổ, khiến bệnh nhân bị thương tích nghiêm trọng.
Tắm khuya tăng nguy cơ đột quỵ
Thói quen tắm khuya, đặc biệt trong thời tiết lạnh, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.