<p><strong>Cha mẹ chỉ quan tâm bổ sung vitamin A, vitamin D, sắt, canxi...</strong></p> <p>Từ trước đến nay, cha mẹ thường chỉ quan tâm tới việc con có bị thiếu sắt, canxi, vitamin A, vitamin D hay không. Ít ai biết rằng <strong>vitamin K </strong>cũng có vai rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Tới khi con trẻ phải lãnh hậu quả, cha mẹ hối hận thì đã muộn.</p> <p>Bé N.T.Th (3 tuổi) đang điều trị tại khoa Điều trị và Chăm sóc đặc biệt cho trẻ bại não, Bệnh viện Châm cứu Trung ương do bị di chứng bại não vì xuất huyết não. Theo chia sẻ của bà ngoại bé, lúc bé Th khoảng hơn 1 tháng tuổi thì thấy bé có các biểu hiện như bứt rứt, quấy khóc, ăn vào thì nôn ói.</p> <div> <div style="text-align: center;"><img alt="Từ trước đến nay, cha mẹ thường chỉ quan tâm tới việc con có bị thiếu sắt, canxi, vitamin A, vitamin D hay không (Ảnh minh họa)." src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/29/photo-0-15407763709961309905560(1).jpg" /></div> <div> <p style="text-align: center;"><em>Từ trước đến nay, cha mẹ thường chỉ quan tâm tới việc con có bị thiếu sắt, canxi, vitamin A, vitamin D hay không (Ảnh minh họa).</em></p> </div> </div> <p>Gia đình chị H - mẹ bé Th, đã rất lo lắng đưa bé Th đi khám, bác sĩ chẩn đoán bé bị xuất huyết não và phải nhập Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị. Tại bệnh viện nhi, bác sĩ nghi ngờ tình trạng xuất huyết não của bé Th là do thiếuvitamin K vì gia đình cho biết bé chưa từng được tiêm hay uống loại vitamin này.</p> <p>Tuy được điều trị nhưng bé Th đã không tránh khỏi di chứng bại não. Sau khi điều trị, sức khỏe của bé Th ổn định, gia đình chị H đã tìm hiểu và cho bé Th nhập Bệnh viện châm cứu Trung ương để có thể phục hồi được một phần chức năng cho bé.</p> <p>Theo TS. BS Đặng Ánh Dương, Phó trưởng khoa Hồi sức ngoại, Bệnh viện Nhi trung ương, vitamin K có vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu của trẻ. Khi trẻ bị thiếu vitamin K, hệ đông máu của trẻ sẽ không được hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ bị xuất huyết não.</p> <div> <div style="text-align: center;"><img alt="Mẹ Tiểu Hạo không ngờ rằng việc này lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi đã chào đời (Ảnh minh họa)." src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/29/photo-1-1540776370998310201212.jpg" /></div> <div> <p style="text-align: center;"><em>Mẹ Tiểu Hạo không ngờ rằng việc này lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi đã chào đời (Ảnh minh họa).</em></p> </div> </div> <p>Một trường hợp khác là bé Tiểu Hạo (1 tháng tuổi ở Phúc Kiến, Trung Quốc). Sau khi dùng tay cào vào hai má mình gây trầy xước, chảy máu, những tưởng chỉ vài ngày bé sẽ khỏi nhưng vết thương của Tiểu Hạo mãi không đóng vảy, bé không ngừng quấy khóc. Lo lắng, mẹ Tiểu Hạo đã đưa con đến bệnh viện khám. Sau khi xét nghiệm máu và chức năng đông máu, các bác sĩ nghi ngờ bé bị thiếu vitamin K. Tìm hiểu thêm, các bác sĩ phát hiện ra rằng việc thiếu hụt vitamin K ở Tiểu Hạo là kết quả của việc mẹ quá kén ăn. Mẹ bé cho biết cô vốn kén ăn, thêm vào đó thời gian cuối thai kì, cô cũng không ăn rau và hoa quả vì người lớn cho rằng những đồ này lạnh, sợ ảnh hưởng đến trẻ. Mẹ Tiểu Hạo không ngờ rằng việc này lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi đã chào đời.</p> <p><strong>Vì sao trẻ cần phải bổ sung vitamin K</strong></p> <p>Vitamin K có vai trò rất quan trọng đối với trẻ nhưng hiện nay rất ít bố mẹ quan tâm tới. Khi trẻ quấy khóc, ra mồ hôi trộm hoặc da trẻ xanh thì bố mẹ luôn hỏi cháu có cần vitamin D, canxi hoặc bổ sung sắt không, chẳng ai nghĩ cần bổ sung vitamin K.</p> <p>"<i>Lý do của việc các bậc phụ huynh chưa quan tâm tới vitamin K có thể là do nhận thức và việc tuyên truyền chưa đầy đủ. Đây có thể là do bố mẹ chưa biết được tầm quan trọng của loại vitamin này với trẻ nhỏ</i>", bác sĩ Ánh Dương nói.</p> <div> <div style="text-align: center;"><img alt="Có thể bổ sung vitamin K cho trẻ bằng đường uống hoặc đường tiêm." src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/29/photo-2-15407763709991564315307.jpg" /></div> <div> <p style="text-align: center;"><em>Có thể bổ sung vitamin K cho trẻ bằng đường uống hoặc đường tiêm.</em></p> </div> </div> <p>Vitamin K là loại vitamin có vai trò rất quan trọng đối với nhóm trẻ từ 0-6 tháng tuổi. Theo nghiên cứu, 90% trẻ xuất huyết não do thiếu vitamin K thường xảy ra vào lúc 30-40 ngày tuổi, mà nguyên nhân là do thiếu vitamin K. Các trẻ bị xuất huyết não dù được điều trị tích cực nhưng tỉ lệ tử vong hoặc để lại di chứng vẫn còn cao (tỉ lệ tử vong là 25-40%, di chứng là 40-50%).</p> <p>Những di chứng nặng nề trẻ bị xuất huyết não sau điều trị có thể kể tới như: teo não, não úng thủy, não bé, động kinh, bại não hoặc dị tật về phát triển tâm thần vận động.</p> <p>"<i>Trẻ nhỏ 0-6 tháng tuổi dễ bị thiếu vitamin K là do ở giai đoạn này hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ chưa hoàn thiện nên chưa tổng hợp được lượng vitamin cần thiết để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Trẻ thiếu vitamin K sẽ ảnh hưởng tới quá trình đông, cầm máu, nguy cơ cao trẻ có thể bị xuất huyết não</i>", bác sĩ Ánh Dương nói.</p> <p>Để đề phòng xuất huyết não, trẻ cần được cung cấp vitamin K ngay sau sinh theo 2 phương pháp: tiêm (bắp) hoặc uống. Tiêm cho tất cả trẻ mới sinh một mũi vitamin K1 1mg hoặc vitamin K3 2mg. Ngoài ra có thể cho trẻ sơ sinh uống vitamin K1 2mg, 3 lần. Lần 1: sau khi sinh, lần 2: 7 ngày tuổi và lần 3: 1 tháng tuổi.</p> <p style="text-align: right;">Theo <i>Helino</i></p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Bỏ quên vitamin K, nhiều cha mẹ đã phải ân hận khi con gặp di chứng
Chỉ chăm chăm muốn con cao lớn, bố mẹ tập trung vào bổ sung các loại vitamin D, canxi, sắt, vitamin A… mà quên không bổ sung vitamin K sẽ khiến trẻ có nguy cơ gặp phải những di chứng cực kỳ nguy hiểm.
Thói quen xấu gây đau lưng, cổ vai gáy nhiều người mắc phải
Ngày nay, nhiều người thường xem nhẹ các triệu chứng đau lưng hay cổ vai gáy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không chỉ là cơn đau tạm thời mà có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng.
8 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn canh nấm rừng
Khoảng 1 giờ sau khi ăn canh nấm rừng, cả 8 người đều có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ý thức, buồn nôn, đau bụng dữ dội nên được đưa đến phòng khám Quân dân y A Xan cấp cứu.
Lạc quan trên hành trình 14 năm chiến thắng 2 căn bệnh ung thư
11 năm kiên trì điều trị ung thư dạ dày và 3 năm điều trị ung thư đại tràng, cụ ông 84 tuổi đã hái trái ngọt” là sức khỏe người bệnh ổn định, cuộc sống luôn vui vẻ, lạc quan.
Cắt bỏ khối u quái buồng trứng hiếm gặp chứa đầy tóc, móng, xương...
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa phẫu thuật cắt bỏ khối u quái hiếm gặp chứa đầy tóc, móng và xương. Loại u này không có triệu chứng nhưng gây nhiều biến chứng dễ đe dọa tính mạng.
Coi thường mụn nhọt... biến chứng nguy hiểm
Trường hợp nhẹ, mụn nhọt có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không xử lý cẩn thận, mụn nhọt phát triển thành cụm gây các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu.
Đau đầu vận mạch tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ não
Đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) là một trong những nguyên nhân gây đau đầu thường gặp nhất có nguồn gốc rối loạn nguyên phát ở não, có thể gây biến chứng thần kinh nguy hiểm tính mạng như liệt nửa người, nhồi máu não, co giật...
Giác hơi giảm căng thẳng, người phụ nữ bị bỏng nặng
Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm căng thẳng, người phụ nữ 54 tuổi (Long An), gặp phải sự cố cồn đổ vào người, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
Người đàn ông bị xương cá 5cm đâm thủng hành tá tràng
Mọi người nên cẩn thận trong quá trình ăn uống, đặc biệt là với thực phẩm động vật có xương như thịt, cá. Bất cứ trường hợp đau bụng bất thường nào, người bệnh nên đến bệnh viện cấp cứu.
Rối loạn tâm thần do... hút thuốc lá điện tử pha cần sa
Việc sử dụng thuốc lá điện tử có thể gây các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần cho người sử dụng, có thể dẫn đến tử vong.
Tập thể thao cường độ cao, người đàn ông bị nhồi máu cơ tim
Vừa qua, các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
Bạch biến có lây?
Đến nay vẫn có nhiều người chưa thực sự hiểu đúng về căn bệnh “bạch biến” và luôn có thắc mắc bệnh có lây truyền hay không?