Bị suy thận kiêng ăn gì để cải thiện bệnh nhanh chóng, tối ưu?

Suy thận là trạng thái chức năng suy giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Để hỗ trợ điều trị suy thận, chế độ ăn uống phù hợp rất quan trọng. Vậy người bị suy thận kiêng ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu!

Bị suy thận kiêng ăn gì? - Natri (muối)

Natri là khoáng chất có trong muối (natri clorua), được sử dụng rộng rãi trong chế biến món ăn. Natri giúp các dây thần kinh và cơ hoạt động chính xác. Đồng thời, natri cũng giúp cơ thể kiểm soát mức chất lỏng và huyết áp.

Tuy nhiên, đối với người bị suy thận nên giảm lượng natri trong chế độ ăn hàng ngày. Bởi khi thận suy yếu sẽ mất khả năng kiểm soát cân bằng natri và nước, làm tăng tích tụ nước trong cơ thể gây phù nề, huyết áp cao, suy tim, khó thở.

Người bệnh suy thận chỉ nên tiêu thụ khoảng 1,5g natri/ngày bằng cách hạn chế sử dụng muối khi nấu ăn; tránh thực phẩm có hơn 300 mg natri mỗi khẩu phần; không ăn giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, đồ ăn đóng hộp;...

Hạn chế lượng kali trong chế độ ăn hàng ngày

Khi chức năng thận suy giảm sẽ không thể loại bỏ lượng kali dư thừa khiến chất này tích tụ trong cơ thể. Nồng độ kali cao trong máu (tăng kali máu) có thể gây ra yếu cơ, nhịp tim không đều, mạch đập chậm, đau tim và thậm chí là tử vong.

Các chuyên gia khuyến cáo, người bị suy thận chỉ nên tiêu thụ lượng kali khoảng 2g/ngày. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều kali (chuối, dưa, cam, nho khô, mận, bơ, đậu, rau bina, cà chua, khoai tây,...). Hãy thay thế bằng các thực phẩm có hàm lượng kali thấp (như táo, dứa, dâu tây, nam việt quất, súp lơ, rau diếp, hành tây, ớt, củ cải,...).

Người bị suy thận chỉ nên hấp thụ khoảng 2000 mg kali/ngày

Người bị suy thận chỉ nên hấp thụ khoảng 2000 mg kali/ngày

Giảm tiêu thụ thực phẩm giàu photpho

Suy thận khiến photpho dư thừa trong máu. Nồng độ chất này tăng cao sẽ kéo canxi ra khỏi xương, khiến xương yếu hơn. Chất này còn có thể kết hợp với canxi, dẫn đến sự lắng đọng canxi trong mạch máu, phổi, mắt và tim.

Theo thời gian, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc tử vong. Do đó, kiểm soát photpho và canxi là rất quan trọng đối với sức khỏe của người bệnh suy thận.

Cách tốt nhất để kiểm soát photpho bao gồm:

● Hạn chế các thực phẩm giàu photpho (thức ăn nhanh, phô mai, kem, bánh mì, thịt đã qua chế biến, socola, soda,...).

● Sử dụng chất kết dính photphat giúp kiểm soát lượng photpho mà người bệnh hấp thụ từ thực phẩm.

● Uống vitamin D giúp cân bằng lượng canxi và photpho. Tuy nhiên, người bệnh không nên uống vitamin dạng hoạt động nếu hàm lượng canxi và photpho quá cao. Bởi sẽ làm tăng nguy cơ lắng đọng photpho trong các mô mềm như động mạch, phổi, mắt và da.

Hạn chế lượng đạm (protein)

Cơ thể cần một lượng protein cần thiết để đảm bảo chức năng của mô và các cơ quan khác. Nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều protein có thể khiến các chất thải tích tụ trong máu. Lúc này, thận không thể loại bỏ được tất cả chất thải dư thừa, từ đó gây gánh nặng cho thận.

Tuy nhiên, nếu lượng protein nạp vào quá ít lại có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, người bệnh nên ăn đúng lượng protein mỗi ngày.

Đối với người bị suy thận, lượng protein nạp vào cơ thể còn tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, tuổi tác, giới tính và các yếu tố khác.

Theo khuyến cáo, lượng đạm cho người bị suy thận đang điều trị bảo tồn khoảng 0,6 - 0,8g/kg cân nặng/ngày tương đương dưới 44g/ngày và người đang chạy thận nhân tạo là 1,2g/kg cân nặng/ngày.

Kết hợp sử dụng sản phẩm chứa dành dành để cải thiện bệnh suy thận hiệu quả

Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn lành mạnh, người bị suy thận được khuyến cáo sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là dành dành.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc cho thấy, dành dành có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa và giảm tổn thương thận.

Theo đông y, dành dành có vị đắng chát, tính hàn giúp cải thiện các tình trạng liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, tăng cường chức năng thận, hỗ trợ lưu thông máu và điều hòa huyết áp.

Vận dụng những thành tựu ấy, các nhà khoa học đã bào chế thành công viên nén Ích Thận Vương chứa thành phần chính là dành dành cùng các thảo dược quý khác. Sản phẩm giúp bổ thận, lợi tiểu; hỗ trợ giảm biểu hiện phù thũng, rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt, vô niệu do thận kém.

Sản phẩm Ích Thận Vương giúp kiểm soát triệu chứng và biến chứng suy thận hiệu quả

Sản phẩm Ích Thận Vương giúp kiểm soát triệu chứng và biến chứng suy thận hiệu quả

Không chỉ được các chuyên gia đầu ngành Thận - Tiết niệu đánh giá cao về hiệu quả, sản phẩm còn được nhiều người bệnh tin dùng. Theo khảo sát của VN-Economy, tỷ lệ người được khảo sát hài lòng về khả năng kiểm soát triệu chứng suy thận của sản phẩm Ích Thận Vương lên đến 92,9%.

Đặc biệt, từ 01/4/2023 - 31/12/2023, khi mua Ích Thận Vương, quý khách được tham gia chương trình "Tích điểm trúng Vàng, ngập tràn quà tặng" và có cơ hội trúng giải thưởng 01 chỉ Vàng SJC 9999 cùng nhiều giải thưởng hấp dẫn khác.

Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đã giải đáp được thắc mắc “bị suy thận kiêng ăn gì?”. Để cải thiện bệnh suy thận tốt nhất, bạn nên thực hiện chế độ ăn khoa học và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Đừng quên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng suy thận mỗi ngày nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Theo Đời sống
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi là người chưa được tiêm ngừa virus sởi, nhất là trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây.
back to top