6 biến chứng suy thận mạn và cách kiểm soát nhờ thảo dược

Suy thận mạn thường tiến triển âm thầm và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nặng nếu không được điều trị kịp thời. Khi đó, người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng suy thận mạn nguy hiểm có thể xảy ra. Vậy các biến chứng của bệnh suy thận mạn là gì? Cách kiểm soát như thế nào?

Tăng huyết áp - Biến chứng suy thận mạn

Tăng huyết áp vừa là nguyên nhân vừa là biến chứng suy thận mạn tính. Tình trạng này đẩy nhanh quá trình suy giảm chức năng thận, các bệnh tim mạch và nguy cơ tử vong.

Tăng huyết áp nhẹ do suy thận thường không có triệu chứng. Khi huyết áp tăng cao, người bệnh sẽ thấy đau đầu, chóng mặt, đôi khi kèm cảm giác buồn nôn.

Điều trị tăng huyết áp ở người bị suy thận mạn nhằm hạ huyết áp, làm chậm tiến triển và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm:

● Điều chỉnh lối sống và lượng natri trong chế độ ăn (dưới 2 gam/ngày).

● Sử dụng thuốc hạ huyết áp (ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể angiotensin).

● Kiểm soát huyết áp ở mức cho phép (khoảng 130/80 mmHg).

Biến chứng suy thận gây thiếu máu

Thiếu máu là sự thiếu hụt về số lượng và/hoặc chất lượng của các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Quá trình hình thành các tế bào hồng cầu diễn ra trong tủy xương nhờ erythropoietin - hormon được sản xuất bởi thận. Thận bị tổn thương, dẫn đến mất dần chức năng sản xuất hormon, khiến lượng hồng cầu giảm dần.

Người suy thận bị thiếu máu sẽ có triệu chứng như: Mệt mỏi, da nhợt nhạt hoặc hơi vàng, hụt hơi, đau ngực, tay chân lạnh, nhịp tim không đều và nhức đầu. Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung erythropoietin.

Thiếu máu là biến chứng thường gặp ở người bị suy thận

Thiếu máu là biến chứng thường gặp ở người bị suy thận

Toan chuyển hóa do suy thận mạn

Thận là cơ quan quan trọng trong việc điều chỉnh nồng độ axit-bazơ bằng cách bài tiết axit và hấp thụ lại bicarbonat. Nhiễm toan chuyển hóa xảy ra khi cơ thể có hàm lượng axit cao hơn bình thường.

Người bệnh có thể nhận biết tình trạng này dựa vào các triệu chứng như: Lú lẫn, mệt mỏi, hơi thở dài và sâu, tim đập nhanh, buồn nôn và nôn.

Phương pháp điều trị là bổ sung bicarbonate. Chất này giúp giảm bớt các triệu chứng nhiễm toan và duy trì trạng thái cân bằng axit-bazơ trong máu.

Loãng xương và rối loạn khoáng chất

Biến chứng này bao gồm các tình trạng: Thiếu 25-hydroxyvitamin D, cường cận giáp thứ phát (phổ biến ở giai đoạn 3 đến 5), tăng photphat máu (điển hình ở giai đoạn 4 và 5) và vôi hóa mạch máu (giai đoạn nặng, đặc biệt ở người mắc bệnh tiểu đường, điều trị bằng lọc máu nhân tạo).

Người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như: Gãy xương thường xuyên, luôn ở tư thế khom lưng và giảm chiều cao theo thời gian. Người bệnh nên cải thiện bằng cách bổ sung canxi và vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ.

Suy thận biến chứng gây bệnh tim mạch

Nguy cơ tim mạch liên quan đến suy thận mạn bao gồm bệnh tim do xơ vữa động mạch (bệnh động mạch vành, bệnh mạch máu ngoại biên hoặc bệnh mạch máu não, đột quỵ) và bệnh tim không do xơ vữa (phì đại thất trái, suy tim sung huyết và đột tử do suy tim).

Người bệnh suy thận có biến chứng tim mạch thường xuất hiện các triệu chứng như: Mắt cá chân bị sưng, hụt hơi, nhịp tim không đều, đau ngực, rối loạn thị giác, đau đầu,...

Biến chứng suy thận làm tăng kali máu

Thận chịu trách nhiệm bài tiết kali từ máu vào nước tiểu. Tuy nhiên, khi tế bào thận bị tổn thương, thận mất dần khả năng bài tiết kali, dẫn đến nồng độ kali tăng trong máu (hay gọi là tăng kali máu). Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh và cần can thiệp y tế ngay lập tức.

Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: Đau bụng, tiêu chảy, yếu cơ và tê liệt, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, buồn nôn, nôn.

Bác sĩ có thể chỉ định tiêm insulin để điều chỉnh lượng kali thừa trong máu đến các mô của cơ thể; thuốc lợi tiểu giúp tăng đào thải kali trong máu ra ngoài và lọc máu nhân tạo.

Dành dành - Thảo dược hỗ trợ kiểm soát biến chứng suy thận mạn an toàn, hiệu quả

Để cải thiện và ngăn ngừa các biến chứng của suy thận mạn, nhiều chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương chứa thành phần chính là dành dành.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các trường đại học và bệnh viện của Trung Quốc năm 2017 cho thấy, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành có tác dụng làm giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa , giảm tổn thương thận.

Ích Thận Vương còn là sự kết hợp của nhiều thảo dược khác tốt cho thận như: Đan sân, hoàng kỳ, râu mào, mã đề,... giúp bổ thận, lợi tiểu; hỗ trợ giảm biểu hiện phù thũng, rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt, vô niệu do thận kém.

Sản phẩm Ích Thận Vương giúp hỗ trợ kiểm soát biến chứng suy thận hiệu quả

Sản phẩm Ích Thận Vương giúp hỗ trợ kiểm soát biến chứng suy thận hiệu quả

Sản phẩm Ích Thận Vương nhận được sự quan tâm đông đảo người sử dụng. Có đến 92,9% người dùng rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương để cải thiện triệu chứng suy thận (Theo khảo sát của VN-Economy năm 2021).

Trên đây là những biến chứng suy thận mạn mà bạn có thể tham khảo. Để cải thiện bệnh suy thận và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh. Và đừng quên sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng suy thận.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top