Bệnh viện quận cứu sống ngoạn mục một cụ bà không thể chuyển viện

Cụ bà 81 tuổi bị nguy kịch, nằm ngoài khả năng chuyên môn của Bệnh viện quận 11 (TP.HCM), nhưng nếu chuyển lên tuyến trên thì khả năng bệnh nhân tử vong trên đường. Các bác sĩ ở đây quyết định giữ lại, dùng hết khả năng có thể và đã cứu sống thành công bệnh nhân trong gang tấc.

Ngày 14.11 bác sĩ Phạm Quốc Dũng - Giám đốc Bệnh viện quận 11 (TP.HCM) cho hay lần đầu tiên bệnh viện này đặt thành công kỹ thuật hiện đại máy tạo nhịp tạm thời qua lòng mạch. Nhờ đó, bệnh viện đã cứu sống một cụ bà bị nguy kịch, cùng lúc tổn thương nhiều cơ quan, tránh được nguy cơ bệnh nhân tử vong khi chuyển lên tuyến trên.

Bệnh nhân là cụ N.T.M.(81 tuổi, ngụ quận 11, TP.HCM) được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng khó thở. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị hội chứng nguy kịch hô hấp cấp và suy tim mức độ nặng, đặc biệt bị rối loạn nhịp rất nguy hiểm.

Nhận định bệnh nhân rất nguy kịch, tính mạng đang đe dọa, các bác sĩ ở đây đã ngay lập tức đặt nội khí quản cho bệnh nhân và chuyển vào khoa hồi sức tích cực để thở máy.

Tuy nhiên, lúc này này tình trạng suy tim của cụ M. diễn tiến xấu dần, nhịp tim ngày càng chậm. Trước tình trạng “nghìn cân treo sợi tóc” trên, các bác sĩ quyết định đặt máy tạo nhịp tạm thời qua lòng mạch, giúp phục hồi nhịp tim, đảm bảo sự sống cho bệnh nhân.

"Ca đặt máy tạo nhịp tạm thời được thực hiện thành công. Sau một ngày điều trị, nhịp tim của bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, và sau 6 ngày bệnh nhân được rút máy thở, chuyển khoa trong tình trạng sức khỏe ổn định”, bác sĩ Dũng cho hay.

Bác sĩ Dũng nói rằng lúc tình trạng suy tim của cụ M. diễn tiến xấu dần, nhịp tim ngày càng chậm, các bác sĩ đã tính đến chuyển bệnh nhân lên tuyến trê, vì nằm ngoài khả năng chuyên môn. Nhưng nếu chuyển bệnh nhân lên tuyến trên lúc này thì bệnh nhân có thể tử vong trên đường đến viện.

Dó đó, bệnh viện quyết định còn nước còn tát, quyết cứu bệnh nhân bằng hết khả năng có thể, nên đã quyết định đặt máy tạo nhịp tim tạm thời qua lòng mạch.

“Máy tạo nhịp có điện cực đặt vào trong buồng tim, máy sẽ tạo xung điện qua điện cực để kích thích tạo xung điện lên tim, tạo ra nhịp tim. Đồng thời, để điều trị hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, bệnh nhân được sử dụng thế hệ máy thở hiện đại, có thể đưa cảm biến vào trong phổi để đo đạc các thông số của phổi, giúp cho các bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng tổn thương và đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất. Nếu không đặt máy tạo nhịp kịp thời, nhịp tim bệnh nhân sẽ rất chậm, làm huyết áp tụt, không đủ tưới máu các cơ quan và bệnh nhân sẽ chết trong bối cảnh suy các cơ quan”, bác sĩ Dũng chia sẻ.

Theo bác sĩ Dũng, đây là trường hợp đầu tiên mà bệnh viện triển khai các kỹ thuật hiện đại để điều trị bệnh nhân nặng nguy kịch, cùng lúc tổn thương nhiều cơ quan.

Theo motthegioi.vn
Cách sống lành mạnh giúp sống thọ hơn, ít nguy cơ bệnh tật

Cách sống lành mạnh giúp sống thọ hơn, ít nguy cơ bệnh tật

Sống lành mạnh không chỉ có sức khỏe tốt, giúp chúng ta sống hạnh phúc hơn, lúc nào cũng tràn đầy năng lượng, giảm căng thẳng, nhờ vậy mà hiệu suất công việc và học tập được nâng cao, chất lượng cuộc sống cũng thay đổi đáng kể.
Mất ngủ mãn tính có nguy hiểm không?

Mất ngủ mãn tính có nguy hiểm không?

Mất ngủ mãn tính là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay và có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Nếu tình trạng này diễn ra quá lâu có thể sẽ gây ra các bệnh lý nghiêm trọng…. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng 
back to top