Bệnh nào nên kiêng thịt bò?

Nếu trong gia đình có nhiều người cao tuổi, người có bệnh huyết áp, tim mạch, rối loạn mỡ máu cũng nên hạn chế thịt bò.

Hỏi: Các con tôi rất thích ăn thịt bò nhưng vì ở nhà có người mắc gút nên tôi ít khi mua. Vừa rồi tôi đi sinh hoạt câu lạc bộ người cao tuổi thấy nhiều người nói, không nên bỏ qua loại thực phẩm này vì nó giúp tăng cường sức khoẻ rất tốt, đặc biệt với người có cường độ làm việc cao, người mới ốm dậy. Vậy tôi nên sử dụng thịt bò thế nào cho hợp lý?

Lê Việt Hòa (Thái Bình)

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/benh-nao-nen-kieng-thit-bo1.jpg

Ảnh minh họa.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Thịt bò chứa nhiều đạm, người mắc gút không nên ăn nhiều. Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến ăn uống, nếu điều trị bằng chế độ ăn thích hợp thì vừa giảm tổng hợp axit uric vừa tăng đào thải axit uric qua thận.

Người mắc gút có thể chuyển từ ăn thịt bò sang cá, lượng chất đạm động vật không quá 30g bữa, 100g/ngày. Nếu trong gia đình có nhiều người cao tuổi, người có bệnh huyết áp, tim mạch, rối loạn mỡ máu cũng nên hạn chế thịt bò.

Do thịt bò có thành phần đạm cao, việc cơ thể hấp thu quá nhiều chất sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, từ đó gây ra nhiều thể bệnh tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tai biến, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Ngoài ra, thịt bò chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, dễ gây rối loạn mỡ máu. Đối với trẻ nhỏ hoặc đang phát triển, thịt bò giúp tăng cường cơ bắp, tăng cường sức khoẻ nhưng cũng không nên chỉ ăn thịt bò mà nên ăn đa dạng các loại thịt như gà, vịt, cá, lợn để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

PV (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top