Bấm huyệt vị thải độc tạng phủ

Bấm huyệt vị (là điểm nhỏ nhất) tương ứng với tạng phủ để mát xa giúp chống lão hóa, thải độc phòng và chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Ảnh minh họa.

Lương y Hoàng Duy Tân, nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai cho biết, rất nhiều người không biết rằng, dấu hiệu bệnh tật bên ngoài có quan hệ mật thiết với sự rối loạn của cơ quan, tạng phủ tương ứng bên trong của cơ thể.

Mỗi một huyệt vị là cơ quan đại diện cho một số bộ phận trên cơ thể. Huyệt vị là điểm nhỏ nhất nhưng lại có công dụng tốt nhất, hãy tận dụng nó để thải độc và bảo dưỡng các bộ phận bên trong nội tạng.

Dũng tuyền thải độc cho thận: Theo Đông y, Dũng tuyền có nghĩa là huyệt nằm dưới lòng bàn chân như một dòng suối, đồng thời lại là nơi tàng chứa chân dương ở phía dưới của tạng thận, nên nơi đây tựa như một “nguồn nước chảy vọt ra, tràn đầy sức sống”.

Từ xưa, huyệt này đã được ghi nhận để chữa các bệnh như đau nhức, nóng hay lạnh gan bàn chân, chuột rút bàn chân, đau mặt trong đùi, đỉnh đầu, thoát vị, đau sưng họng, hoa mắt chóng mặt, hôn mê, chết đuối, trúng nắng, trúng gió, động kinh, mất ngủ, tiêu khát… Hằng ngày day bấm huyệt Dũng tuyền một cách đều đặn giúp cho thận khí, thận thuỷ luôn được tràn đầy, từ đó tinh thần, thể lực và tinh lực đều có chuyển biến tốt.

Cách xác định huyệt: Co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ hõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là vị trí của huyệt. Huyệt vị  này tương đối mẫn cảm vì thế không nên bấm quá mạnh, chỉ cần bấm đến khi thấy có cảm giác là dừng lại, tốt nhất nên vừa ấn vừa day, làm liên tục khoảng 5 phút.

Huyệt Dũng tuyền.

Thái xung thải độc gan: Huyệt này nằm ở chỗ lõm phía trước phần giao nhau của xương ngón chân cái và ngón thứ 2, trên mu bàn chân. Huyệt có tác dụng: bình Can, lý huyết, sơ tiết thấp nhiệt ở hạ tiêu, thanh Can Hoả, tức Can dương. Huyệt dùng để chủ trị các chứng đầu đau, chóng mặt, động kinh, đau do thoát vị, băng lậu, tuyến vú viêm, các bệnh về mặt, phù thũng…

Mát xa huyệt vị này có tác dụng tốt nhất trong việc giải độc gan, loại bỏ hỏa khí làm cơ thể bốc hỏa và nóng trong, hạ huyết áp, những người có tính khí nóng nảy thì nên thường xuyên bấm huyệt này. Dùng ngón tay cái day bấm huyệt trong 3 – 5 phút với một lực nhẹ vừa đủ, đến khi cảm thấy hơi tê tê là được. Không nên day quá manh, lần lượt day hai bên chân.

Huyệt Thái xung.

Thiếu phủ thải độc tim: Huyệt nằm trong lòng bàn tay, vị trí ở giữa khe xương ngón thứ 4, thứ 5, khi nắm tay lại bờ trong của đầu ngón út chạm vào lòng bàn tay ở đâu, đó là huyệt.

Thái phủ thuộc huyệt của kinh Tâm, thuộc hành Hỏa, chuyên chủ trị lòng bàn tay nóng, hồi hộp, thấp tim, tiểu dầm, tiểu không thông, nhịp tim không đều. Bấm huyệt này có thể dùng lực một chút cũng không sao, làm lần lượt với tay trái và tay phải.

Huyệt Thiếu phủ.

Thương khấu thải độc cho Tỳ (lá lách): Huyệt nằm ở chỗ lõm phía dưới mắt cá chân trong, bờ trên gân cơ cẳng chân sau, sát khe khớp gót – sên – thuyền. Huyệt có tác dụng: Kiện Tỳ Vị, tiêu thấp trệ, chuyên trụ chỉ các chứng cước khí, chân đau, dạ dày viêm, ruột viêm, tiêu hóa kém.

Để thải độc cho Tỳ dùng ngón tay day vào huyệt vị cho đến khi thấy cảm giác tê tê là được, mỗi lần làm khoảng 3 phút, lần lượt làm với 2 chân.

Huyệt Thương khấu.

Hợp cốc thải độc phổi: Huyệt vị tốt cho phổi là huyệt Hợp cốc. huyệt nằm trên mu bàn tay, ở giữa ngón tay cái và ngón trỏ còn có tên gọi khác là Hổ khẩu. Huyệt có tác dụng: Trấn thống, thanh tiết Phế khí, thông giáng Trường Vị, phát biểu, giải nhiệt, khu phong.

Chủ trị: Ngón tay đau, ngón tay tê, bàn tay liệt, cánh tay liệt, đầu đau, răng đau, liệt mặt, amygdale viêm, khớp hàm dưới viêm, mắt đau, cảm cúm, sốt, bướu giáp đơn thuần, làm co bóp tử cung.

Mát xa huyệt vị này có tác dụng giảm đau rất tốt, thúc đẩy trao đổi chất, loại bỏ độc tố trong phổi  và các cơ quan nội tạng khác, điều trị triệu chứng chóng mặt và buồn ngủ. Có thể dùng cách đan hai ngón trỏ và ngón cái của tay này vào tay kia rồi bóp, ấn mạnh. Hoặc dùng ngón tay cái ấn vào vị trí huyệt vị này  3 – 5 phút là được.

Huyệt Hợp cốc.

Nhật Hà (ghi)

Theo Đời sống
Bị gián chui vào tai do thói quen... nằm dưới sàn

Bị gián chui vào tai do thói quen... nằm dưới sàn

Trong lúc ngủ, bà V.T.H., 54 tuổi (ở Ba Đình, Hà Nội) hoảng hốt vì nghe tiếng sột soạt kèm cảm giác đau nhói trong tai, khi khám bất ngờ phát hiện một con côn trùng với chân đầy gai nhọn bên trong.
back to top