Ăn ốc tránh nhiễm ký sinh trùng

t người để ý rằng ốc có chứa rất nhiều ký sinh trùng như giun, sán… hay hóa chất, nhất là trong tình trạng nhiều khi ốc được khai thác từ những nơi có nguồn nước ô nhiễm. Thêm vào đó, quy trình chế biến không đảm bảo vệ sinh ở các quán vỉa hè tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nguy hiểm.

Ốc luộc là món ăn dân dã được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, do đông khách, do quy trình chế biến, vệ sinh không ốc cầu kỳ, mất nhiều thời gian mà các hàng ốc không thể đảm bảo, dẫn tới những nguy cơ gây bệnh. BS CKI An Kim Cúc, Phòng khám Dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết, ốc ở các hàng quán ven đường ít khi chín kỹ, thường là chỉ chín tới, chín tái.

Như vậy, không thể tiêu diệt hết các loại ký sinh trùng có sức sống dai ở nhiệt độ cao và thời gian kéo dài. Nếu những loại giun sán này được đưa vào cơ thể sẽ có thể kí sinh tại rất nhiều bộ phận nội tạng, gây ra những biểu hiện bên ngoài như phù chân, tay, nôn mửa, đau bụng, sốt, tiêu chảy… Bên cạnh đó một số loại giun, sán kí sinh lâu trong cơ thể còn có thể gây bệnh ung thư.

Ốc luộc ngoài hàng không chế biến kỹ có thể nhiễm ký sinh trùng, giun sán gây nhiều bệnh.

Để đảm bảo được sức khỏe, tránh những bệnh tật do ăn ốc nhiễm giun, sán mang lại, BS An Kim Cúc khuyên rằng, cần đặc biệt chú ý đến khâu chế biến. Cũng như tất cả các loại động vật thân mềm khác đều sống gần bùn và có một lượng khá lớn các tạp chất trong cơ thể.

Chính vì vậy, nếu chỉ rửa sạch lớp vỏ bên ngoài, không thể loại bỏ hết tạp chất trong cơ thể chúng và rất dễ nhiễm cặn bẩn, các loại ký sinh trùng sống trong ốc khi sử dụng.

Để bảo đảm an toàn vệ sinh, tốt nhất nên mua ốc và tự chế biến tại nhà. Ốc nên được ngâm trong nước gạo ít nhất khoảng 1 tiếng để ra hết chất bẩn và loại bỏ những ký sinh trùng trong ốc. Ngoài nước gạo, có thể ngâm ốc trong nước chanh, giấm hoặc cho vài quả ớt xắt để ốc nhanh nhả hết các chất bẩn.

Rửa sạch nhiều lần, vớt bỏ hết những ốc chết, ốc thối. Khi mua ốc, thấy miệng ốc đầy (mày nằm sát bên ngoài), nhiều con sống bò bám xung quanh là ốc tươi. Nếu trên thân ốc có váng vàng, dầu mỡ là ốc ở nơi ô nhiễm, tuyệt đối không ăn. Đặc biệt, phải ăn ốc nấu chín kỹ, cho thêm xả, lá chanh, ớt… để cân bằng tính hàn.

Dù ốc chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. Trung bình chỉ nên ăn từ 1-2 bữa tuần. Những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa, bệnh gút, ho hen, thận, huyết áp cao… không nên ăn ốc.

Nhật Nam

Theo Đời sống
back to top