Ăn ít tôm, cua, cá có thiếu canxi

n ít tôm, cua, cá có thiếu canxi là câu hỏi của nhiều bà nội trợ. Chế độ ăn của người Việt thường ít sữa nên lượng canxi càng không được cung cấp đủ. Thêm vào đó, do bận rộn, nhiều gia đình cả tuần ăn thịt, ít ăn cá, tôm, cua nên lượng canxi đã ít lại còn bị thất thoát qua nước tiểu nên rất dễ thiếu canxi.

Hỏi: Canxi luôn cần cho cơ thể để phát triển chiều cao đối với trẻ em, duy trì mật độ xương đối với người có tuổi. Mặc dù biết canxi có nhiều trong tôm, cá nhỏ nhưng gia đình tôi ít ăn tôm, cá, thỉnh thoảng mới ăn cua do không có thời gian làm, không biết như vậy có thiếu canxi không?

Bích Việt (Bắc Ninh)

PGS. TS. Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng- Viện Dinh dưỡng cho biết, mức đáp ứng nhu cầu canxi của người Việt nói chung mới chỉ đạt ở mức 50- 60%. Khi lượng canxi trong máu quá thấp, cơ thể lấy canxi từ xương. Canxi được mượn từ xương này thường không thể bù đắp lại được dù sau đó được cung cấp đầy đủ canxi từ thức ăn.

Chế độ ăn của người Việt thường ít sữa nên lượng canxi càng không được cung cấp đủ. Thêm vào đó, do bận rộn, nhiều gia đình cả tuần ăn thịt, ít ăn cá, tôm, cua nên lượng canxi đã ít lại còn bị thất thoát qua nước tiểu. Việc bổ sung canxi không có cách nào khác là phải cải thiện bữa ăn, nên xây dựng thực đơn ưu tiên cá, tôm, cua trong tuần.

Nên ăn nhiều thực phẩm chứa kali, magiê để bảo vệ khối xương. Thực phẩm giàu kali như khoai lang, khoai tây, củ cải đường, các loại đậu, cà rốt, chuối, cam, sữa chua, ngao. Thực phẩm giàu magiê như rau mùi, hẹ, bạc hà, hạt bí, vừng, hướng dương, bột cacao, rau màu xanh đậm, mận, xoài, dưa hấu, bưởi…

Trong những giai đoạn tăng trưởng của trẻ hoặc mang bầu của người mẹ, lượng canxi cần nhiều hơn, có thể phải bổ sung canxi bằng viên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.

PV ghi

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top