Ai nên hạn chế uống bia?

Bia là một thức uống yêu thích và cũng có lợi cho sức khỏe con người. Uống bia với lượng vừa phải có thể tạo tính kháng viêm, giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành. Vậy ai nên hạn chế uống bia, để tránh gây hại sức khỏe?

Uống bia có thể giúp ngăn ngừa việc hình thành các cục máu đông có thể gây tắc động mạch ở tim, cổ và não, nguyên nhân chính gây ra tình trạng đột quỵ của người. Trong bia có nhiều chất giúp phân giải các chất béo trong cơ thể và giúp bộ máy tiêu hoá làm việc tốt hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dưới đây là một số nhóm người nên hạn chế uống bia:

Người có vấn đề về tim mạch

Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy uống bia ở mức độ vừa phải có thể mang lại lợi ích cho tim mạch, nhưng đối với những người có tiền sử bệnh tim, huyết áp cao hoặc cholesterol cao, việc uống bia thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ tái phát các bệnh tim mạch.

Cồn trong bia có thể làm tăng huyết áp, gây rối loạn nhịp tim và làm dày thành mạch máu, tạo điều kiện cho các biến chứng tim mạch phát triển. Nếu bạn đang điều trị bệnh tim hoặc có tiền sử gia đình liên quan đến bệnh tim, hãy thận trọng khi tiêu thụ bia.

Người thừa cân hoặc béo phì

Bia chứa một lượng calo tương đối cao, đặc biệt là các loại bia nặng và bia thủ công. Uống bia thường xuyên có thể dẫn đến tăng cân, đặc biệt là ở vùng bụng.

Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì như tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch và các vấn đề về khớp. Đối với những người đang cố gắng kiểm soát cân nặng, hạn chế uống bia là một bước quan trọng để đạt được mục tiêu giảm cân.

Người mắc bệnh gan

Gan là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc chuyển hóa cồn từ bia và các loại rượu khác. Đối với những người mắc các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, hoặc xơ gan, việc uống bia có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Cồn trong bia làm tăng áp lực lên gan, khiến cơ quan này phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Hậu quả là gan có thể bị tổn thương nghiêm trọng hơn, dẫn đến những biến chứng như suy gan.

Người hay ợ nóng

Bia có thể làm suy yếu chức năng đóng mở của cơ vòng thực quản dưới (phần ngăn cách dạ dày khỏi thực quản), dẫn đến axit trào ngược vào thực quản nhiều hơn, gây ợ nóng. Khi có biểu hiện trào ngược hay ợ nóng, bạn không nên ăn thực phẩm có tính axit hoặc nhiều chất béo, bao gồm cả bia.

Người bị tiểu đường

Bia chứa một lượng đáng kể carbohydrate, và khi tiêu thụ, chúng sẽ chuyển hóa thành đường trong máu. Điều này có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng, gây khó khăn cho người mắc tiểu đường trong việc kiểm soát mức đường huyết của họ. Ngoài ra, cồn trong bia có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin, làm rối loạn khả năng chuyển hóa glucose của cơ thể. Đối với người tiểu đường, hạn chế uống bia là biện pháp cần thiết để giữ mức đường huyết ổn định và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Nhạy cảm với gluten hoặc tiền sử mắc bệnh celiac

Gluten là loại protein không có trong sữa hoặc trứng mà thường từ lúa mì, lúa mạch. Người bị dị ứng với gluten hoặc bệnh celiac (không dung nạp được gluten) nên hạn chế một số loại ngũ cốc.

Người theo chế độ ăn không chứa gluten nên tránh uống bia vì nó góp phần gây ra các vấn đề về tiêu hóa sau khi tiêu thụ. Gluten trong bia có thể dẫn đến phản ứng viêm trong ruột, đau bụng do kích thích thành ruột hoặc ứ nước ở một số người.

Theo Đời sống
Trà dược dưỡng phế tránh ho và khó thở mùa thu

Trà dược dưỡng phế tránh ho và khó thở mùa thu

Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên tắc dưỡng sinh ăn uống trong mùa thu phải chú trọng bổ dưỡng phần âm, cung cấp đầy đủ dịch thể để giúp cho các tạng phủ, đặc biệt là phế và thận hoạt động được thuận lợi.
back to top