9 loại rau củ làm sạch gan cực tốt, nên bổ sung hàng ngày

Gan được ví như cơ quan lọc thải độc tố của cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo, chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng trong việc giúp gan hoạt động tốt hơn.

Bắp cải

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, ăn bắp cải giúp kích thích các enzyme giải độc gan, giúp loại bỏ độc tố. Kim chi, xà lách trộn, súp bắp cải và dưa bắp cải,… là những loại thực phẩm làm từ bắp cải dễ ăn, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn uống của cả gia đình.

Rau bina

Rau bina hay cải bó xôi, rau chân vịt là một loại rau lá xanh rất được ưa chuộng vì không chỉ ngon miệng, dễ chế biến được nhiều món ăn mà còn giàu dinh dưỡng. Trong thành phần rau bina có thể kể ra như vitamin A, vitamin B1, vitamin B6, vitamin K, kẽm, sắt, magie, folate, choline và nhiều dưỡng chất khác. Ngoài ra, rau bina còn được biết đến là nguồn protein tốt từ ​​thực vật

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Gan hoạt động lâu ngày sẽ tích tụ nhiều các loại chất độc hại như hóa chất, kim loại nặng. Khi đó, sử dụng rau bina sẽ có thể giúp trung hòa tất cả các chất này nhờ vào những chất dinh dưỡng có trong rau, giúp giải độc gan.

Cà chua

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cà chua là thực phẩm giàu chất xơ và là nguồn cung cấp lượng lớn vitamin C, vitamin A, vitamin E và nhiều dưỡng chất khác. Đặc biệt, trong thành phần cà chua có các chất chống oxy hóa tự nhiên giúp giải độc gan. Hàm lượng chất xơ có trong cà chua cũng có thể giúp giải độc cho cơ thể nhờ vào các hoạt động ở mức độ DNA.

Cà rốt

Cà rốt là thực phẩm rất phổ biến và có thể dễ dàng chế biến trong thực đơn hàng ngày. Bạn có thể sử dụng cà rốt để ăn tươi, nấu chín khi kết hợp với các loại thực phẩm khác hoặc pha nước ép để uống. Từ nay, khi muốn giải độc gan, bạn nên đưa cà rốt là một trong những thực phẩm cần chuẩn bị vì không chỉ có khả năng giải độc mà cà rốt còn có thể giúp tăng cường chức năng gan.

Cà rốt cũng chứa nhiều dưỡng cần cần thiết như các loại vitamin A, C, D, E, các loại khoáng chất như kali, magie, photpho, biotin và các dưỡng chất cần thiết khác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày, một người bình thường nên ăn 2-3 củ cà rốt trong khi ở những người bị tiểu đường thì chỉ nên dừng lại ở 1 củ.

Chanh

Chanh cũng nên là một trong các lựa chọn ưu tiên khi muốn giữ cho gan khỏe mạnh vì hàm lượng vitamin C cao có trong chanh. Đây là chất chống oxy hóa tự nhiên, khi đó, cơ thể có điều kiện để đồng bộ hoá các chất độc, tạo thành các hợp chất có thể đào thải ra bên ngoài.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngoài ra, trong thành phần quả chanh cũng chứa lượng lớn các chất có lợi cho cơ thể như sắt, đồng, phospho, chất xơ, magiê, flavonoid,...

Súp lơ xanh

Sử dụng súp lơ xanh có thể giúp hấp thu nhiều hợp chất có khả năng kích hoạt enzyme giải độc của gan, đặc biệt là hiệu quả này có thể kéo dài đến vài tuần sau khi ăn rau. Súp lơ xanh là nguồn cung cấp các loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, canxi, selenium, axit béo omega-3, sắt và protein.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngoài ra, súp lơ xanh cũng rất giàu diindolylmethane, hoạt chất giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư liên quan đến mức estrogen cao như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư đại tràng hoặc giúp dự phòng phì đại tiền liệt tuyến lành tính.

Nghệ

Củ nghệ được cho là một loại gia vị quen thuộc, thường kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để tạo nên những món ăn bắt mắt, hấp dẫn. Tuy nhiên, đây cũng là thành phần nổi tiếng trong các phương pháp chữa bệnh tại nhà.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thành phần curcumin trong nghệ là một chất chống oxy hóa hiệu quả, hạn chế tác động của các gốc tự do, đây là thành phần độc hại có nguồn gốc từ bên ngoài như ô nhiễm, khói thuốc hoặc có thể đến từ bên trong do các hoạt động trao đổi chất.

Khi được bổ sung thường xuyên, củ nghệ không chỉ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe bao gồm kháng viêm, ngừa ung thư, nâng cao sức đề kháng,.. mà còn giúp làm sạch gan, phục hồi chức năng gan.

Vừng đen

Vừng hay mè đen là một loại thực phẩm giàu protein, ít calo, được Đông y đánh giá là thực phẩm "vua" trong việc giải độc gan. Nhiều nơi còn gọi là "tiên dược" vì những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mỗi ngày ăn khoảng 1 nắm vừng đen và đậu đen trộn lẫn có thể mang lại tác dụng thải độc cho gan, loại bỏ một loạt các kim loại nặng độc hại và một số hợp chất có hại tồn tại trong cơ thể, làm giảm thiệt hại mà các chất độc gây ra cho gan.

Rau mồng tơi

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, tác dụng giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả. Rau mồng tơi chứa nhiều chất dinh dưỡng. 1/2 chén rau mồng tơi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A và 20% chất sắt khuyến cáo cho chế độ ăn hằng ngày. Vì vậy khi sử dụng rau mồng tơi, cần lưu ý không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây thừa chất và phản tác dụng

Theo Đời sống
Mướp đắng rất tốt nhưng ai không nên ăn?

Mướp đắng rất tốt nhưng ai không nên ăn?

Không chỉ tạo nên các món ăn ngon, mướp đắng còn giúp cải thiện chức năng tim mạch, hỗ trợ điều trị tiểu đường, giúp giảm cholesterol máu. Tuy nhiên vẫn có một số người có thể gặp vấn đề khi sử dụng loại quả này.
back to top