7 thói quen tốt giúp tăng lưu thông máu, phòng đột quỵ

Một số yếu tố như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và lối sống không lành mạnh đều góp phần gây ra bệnh động mạch vành gây đột quỵ, cần phòng ngừa.

Tắc nghẽn động mạch hay bệnh động mạch vành xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho tim bị thu hẹp. Nguyên nhân thường do tích tụ chất béo, cholesterol và các chất khác, tạo thành mảng bám trên thành động mạch.

Chúng làm giảm lưu lượng máu đến tim, có thể dẫn đến đau ngực, khó thở hoặc các biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Một số yếu tố như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và lối sống không lành mạnh đều góp phần gây ra bệnh động mạch vành.

Cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ - Ảnh minh họa

Cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ - Ảnh minh họa

Một số thói quen dưới đây hỗ trợ phòng ngừa tình trạng này:

Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống khoa học có thể thúc đẩy giảm cholesterol xấu cùng mỡ máu, hạn chế mảng bám tích tụ trong động mạch. Mọi người nên ăn đủ trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc mỗi ngày. Cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn và chất béo bão hòa thường có trong món ăn nhanh, đồ chiên, thịt chế biến.

Tập thể dục thường xuyên

Aerobic là hoạt động thể chất giúp củng cố tim, tăng cường tuần hoàn máu. Chúng làm tăng nhịp tim, đòi hỏi sự phối hợp của các cơ lớn trong cơ thể như cơ ở cánh tay và chân.

Người tập thể dục nhịp điệu có thể nhận thấy nhịp thở tăng lên cùng với nhịp tim. Những bài tập này cũng có tác dụng giảm nguy cơ tắc nghẽn, duy trì huyết áp và mức cholesterol ổn định.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị người lớn duy trì 150 phút hoạt động aerobic cường độ vừa phải như đi bộ, đi bộ đường dài, thể dục nhịp điệu dưới nước, đạp xe.

Các bài cường độ cao như chạy nước rút, nhảy dây, quần vợt, bóng rổ nên thực hiện 75 phút mỗi tuần. Trẻ 6-17 tuổi nên dành ít nhất 60 phút tập luyện từ nhẹ đến vừa phải mỗi ngày.

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, làm tổn thương niêm mạc động mạch và khuyến khích tích tụ mảng bám. Bỏ hút thuốc góp phần tăng lưu lượng máu đến tim, phòng các nguy cơ tim mạch.

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng mạn tính có thể làm tăng huyết áp, gây viêm trong động mạch, có nguy cơ dẫn đến tắc nghẽn. Thực hiện các phương pháp thư giãn như yoga hoặc thiền thường xuyên để kiểm soát căng thẳng và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Ăn uống lành mạnh phòng đột quỵ - Ảnh minh họa

Ăn uống lành mạnh phòng đột quỵ - Ảnh minh họa

Theo dõi cholesterol và huyết áp

Theo dõi huyết áp cùng mức cholesterol là điều cần thiết để phát hiện sớm bệnh tim. Khám sức khỏe định kỳ, quản lý chỉ số bằng cách thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ.

Hạn chế uống rượu

Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng cholesterol và huyết áp, làm hỏng động mạch. Giảm tiêu thụ ở mức vừa phải. Nữ giới không nên uống quá một ly, còn nam giới nên ít hơn hai ly mỗi ngày góp phần giảm nguy cơ đột quỵ và các vấn đề tim mạch khác.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng có vai trò giảm huyết áp, cholesterol cũng như căng thẳng cho tim. Tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh, cắt giảm calo rỗng từ thức ăn nhanh, đồ ngọt là điều cần thiết để kiểm soát trọng lượng cơ thể.

Ngoài ra, anh chị nên chủ động khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm các vấn đề bệnh lý tiềm ẩn và được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, có thể chủ động bổ sung một số thực phẩm hỗ trợ tốt cho sức khỏe, giảm mỡ máu, tăng cường sức khỏe nền tảng.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn (Giảng viên trường Đại học Y dược, Đại học quốc gia Hà Nội)

Theo Đời sống
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
back to top