7 cách làm ấm tay chân lạnh trong mùa đông

Các chuyên gia y tế cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tay chân lạnh là do “khí huyết trong cơ thể không được lưu thông”.

Khí huyết trong cơ thể lưu thông kém, dẫn đến tay chân lanh (Ảnh minh họa).

Theo các chuyên gia, mùa đông nhiệt độ xuống thấp và tiết trời hanh khô khiến các thành mạch máu co lại, dồn ứ khí huyết, làm chậm quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Do đó, máu khó lưu thông đến những vùng xa tim như tay và chân. Chính điều này dẫn đến hiện tượng tay chân lạnh trong mùa đông.

Sau đây là một số cách làm ấm bàn tay, bàn chân trong mùa lạnh:

1. Xoa tay và chân

Thường xuyên chà sát lòng bàn tay và lòng bàn chân. Hành động này có thể cải thiện tuần hoàn của mạch máu. Xoa lòng bàn chân bằng lòng bàn tay thật nhanh, chà đến khi ấm nóng thì thôi. Dùng một tay nắm chạt, một tay có sát vùng quanh bàn tay nắm chặt nhiều lần, đổi bên, làm tương tự, cũng có tác dụng lưu thông máu huyết, làm ấm nóng bàn tay, bàn chân.

2. Vận động nhanh

Các nhân viên văn phòng thường bận mải với công việc, bạn có thể chọn một số hoạt động nhẹ nhàng và kết hợp với làm việc. Nên tập thể dục từ 3 đến 5 lần một tuần, mỗi lần 30 phút, giúp cải thiện sức khỏe, giữ ấm cho cơ thể. Ngoài ra, khi xong việc, đi ra ngoài, nên đi bộ thật nhanh. Chỉ cần leo lên cầu thang, chạy nhảy tại chỗ cũng giúp làm tăng nhiệt độ cơ thể.

3. Tắm nắng

Y học Trung Quốc cho rằng, cơ thể con người nên tăng thêm phần khí dương bằng cách tắm nắng. Thời gian tốt nhất cho việc tắm nắng là vào buổi chiều từ 16 đến 18 giờ chiều, mỗi lần khoảng nửa giờ. Ngoài ra, trong khi tắm nắng có thể massage xoa bóp khắp cơ thể, giúp điều chỉnh phần tạng phủ trong cơ thể.

4. Đừng thức trắng đêm

Ở đô thị, nhiều người thức đến 3 hoặc 4 giờ sáng. Hành động này sẽ làm cho tay chân lạnh, não bộ mất kiểm soát, hệ thống miễn dịch bị yếu, cơ thể dễ bị nhiễm bệnh. Mùa thu và mùa đông cần đảm bảo giấc ngủ đầy đủ. Điều chỉnh lịch ngủ nghỉ hợp lí, ngủ sớm nếu công việc cho phép.

5. Nên tắm và ngâm chân tay bằng dược liệu

Mùa này, bạn nên cho thêm vào nước tắm một vài loại dược liệu có sẵn như gừng hoặc tinh dầu quế. Nó có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp máu huyết lưu thông. Ngoài ra, nên ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ với nước nóng khoảng 40 độ, cho thêm chút muối và gừng, để nước ngập mắt cá chân, ngâm trong khoảng 20 phút. Sau đó nhớ lau khô chân ngay và đừng để lạnh ướt.

Muối và gừng giúp giảm bớt lạnh tay chân hiệu quả.

6. Mặc quần áo rộng

Dây thắt lưng, tất chân, hoặc cạp quần chật sẽ dẫn đến sự tuần hoàn máu kém, cơ thể có thể bị lạnh hơn.

7. Bảo vệ đôi bàn chân khi ngủ

Thận liên quan đến bàn chân. Khi ngủ bàn chân dễ bị lạnh nhất, nên mang tất ấm khi đi ngủ, để tránh cho đôi bàn chân bị lạnh ban đêm.

Ngoài ra, cần bổ sung chế độ ăn hợp lí, bổ sung nhiều calo và vitamin, giúp cơ thể có năng lượng dồi dào, sản sinh ra được nhiều nhiệt lượng sưởi ấm cơ thể.

MT (tổng hợp)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top