6 thói quen ăn uống dễ gây ung thư, đừng chủ quan

Ăn uống là cách để con người tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, có nhiều thói quen ăn uống lại là nguyên nhân gây ung thư, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ăn nhiều đường, chất tạo ngọt nhân tạo

Chế độ ăn nhiều đường hoặc carbohydrate không trực tiếp làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, chế độ ăn dư thừa carbohydrate có thể gây thừa cân, béo phì, đường huyết cao, tăng huyết áp, mỡ máu, đái tháo thường... Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư.

Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NIH), có một vài nghiên cứu trên động vật cho thấy, các chất làm ngọt saccharin, aspartame, sucralose và cyclamate có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nhưng hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào có thể trực tiếp minh chứng điều này.

Không uống đủ nước

Uống nước lọc giúp làm loãng các chất gây hại trong nước tiểu và đẩy chúng ra khỏi bàng quang nhanh hơn, hạn chế sự tích tụ các chất độc hại có thể gây đột biến trong tế bào cơ thể.

Uống đủ nước cũng đảm bảo các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. Dù chưa có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy uống đủ nước làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang, nhưng uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày có thể giảm nguy cơ viêm nhiễm bàng quang.

Ăn không đúng giờ

Ăn đúng giờ là yêu cầu cơ bản nhất để đảm bảo sức khỏe đường tiêu hóa, nhưng nhiều người không làm được. Bởi vì người hiện đại thường không quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe, chế độ ăn uống, họ có xu hướng trì hoãn giờ ăn hoặc đơn giản là bỏ ăn khi bận công việc. Thậm chí có người còn duy trì chế độ ăn đều đặn mỗi ngày một bữa.

Những thói quen xấu này rất có hại cho sức khỏe của niêm mạc dạ dày. Nếu không được cải thiện kịp thời, theo thời gian, những thói quen này sẽ gây viêm loét dạ dày, bào mòn dạ dày và các bệnh khác. Khi tình trạng nặng hơn có thể chuyển thành ung thư dạ dày.

Ăn quá nhanh

Để duy trì dạ dày và ruột khỏe mạnh, việc kiểm soát tốc độ ăn uống cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, trong cuộc sống, nhiều bạn trẻ thường "ngấu nghiến" đồ ăn để tiết kiệm thời gian, thậm chí nhiều người còn có thói quen xấu là vừa đi vừa ăn.

Thói quen ăn uống này có thể dẫn đến việc nhai không kỹ thức ăn, tạo điều kiện cho lượng lớn không khí đi vào ruột và dạ dày, gây khó tiêu, đau bụng, đầy hơi cùng các phản ứng khó chịu khác. Nếu cứ tiếp tục như vậy, đường tiêu hóa có thể bị suy yếu, tạo điều kiện cho tế bào ung thư lợi dụng cơ hội xâm nhập.

Ăn các thực phẩm muối chua

Có rất nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ có sở thích ăn đồ muối chua như cà muối, dưa muối,… Các thực phẩm muối lên men dễ sinh ra các vi khuẩn và các chất độc hại. Khi đi vào cơ thể, đó chính là các tác nhân gây nên bệnh ung thư vòm họng và các bệnh ung thư về đường tiêu hóa.

Ăn các thực phẩm để qua đêm

Chúng ta thường có thói quen bảo quản thức ăn thừa vào tủ lạnh để ngày hôm sau ăn để tránh bỏ phí. Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh vẫn bị biến đổi nhưng tốc độ chậm hơn so với bảo quản ngoài. Vì ở nhiệt độ 5-8°C, các vi sinh vật có hại vẫn có thể phát triển và gây biến đổi protein trong thực phẩm. Quá trình này sẽ tạo ra nitrat, nitrit có hại cho cơ thể, gây nên hiện tượng nhiễm độc, ung thư.

Từ bỏ thói quen ăn uống gây ung thư để có cuộc sống khỏe mạnh hơn

Các loại thực phẩm, nhóm chất khi được đưa vào cơ thể sẽ có tác dụng tốt nếu được bổ sung hợp lý. Vì vậy, không phải vì thế mà chúng ta lại loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi bữa ăn hằng ngày nhưng phải cân bằng một cách hợp lý, đồng thời bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác.

Hạn chế sử dụng muối và các loại gia vị khác. Khi hàm lượng những loại này vào cơ thể ở mức độ dư thừa cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng là yếu tố dẫn đến bệnh ung thư.

Hạn chế đồ ăn cay nóng, không nên ăn trong thời gian dài hoặc sử dụng quá nhiều gia vị nóng trong bữa ăn.

Nên chú ý nhai kĩ trong bữa ăn, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt không nên ăn nhiều món khó tiêu cùng một lần (như trứng, khoai tây, thịt rán,…).

Sử dụng nhiều rau xanh, hoa quả hằng ngày, giúp cơ thể bổ sung thêm chất xơ và vitamin vừa tham gia tăng cường hệ miễn dịch đẩy lùi các tế bào ung thư ngay từ đầu.

Tăng cường thể dục thể thao, hoạt động ngoài trời có thể giúp tăng cường sức khỏe cũng như quá trình trao đổi chất cho cơ thể. Giúp cơ thể giảm được năng lượng dư thừa và tăng sức đề kháng cần thiết.

Theo Đời sống
Ai nên hạn chế uống bia?

Ai nên hạn chế uống bia?

Bia là một thức uống yêu thích và cũng có lợi cho sức khỏe con người. Uống bia với lượng vừa phải có thể tạo tính kháng viêm, giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành. Vậy ai nên hạn chế uống bia, để tránh gây hại sức khỏe?
back to top