<div> <p><strong>Ăn cơm mớm - thói quen nguy hiểm</strong></p> <p>Ăn mớm hay nhai mớm là cách ăn mà người ăn được người khác nhai hộ. Cách ăn này không phổ biến, nhưng vẫn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều lứa tuổi như: trẻ em, thanh niên, người cao tuổi. Đối với trẻ em là được bón cơm nhai, người già ăn trầu nhai (trầu giã), còn tuổi trẻ thì rất nhiều thứ giống như ăn nhai và ăn mớm... Trẻ ăn cơm mớm hoặc cơm nhai thường xảy ra với các gia đình mẹ đi làm, trẻ nhỏ ở nhà với ông bà, bà là người nhai cơm cho trẻ ăn. Hiện nay, nói đến cách ăn này có lẽ nhiều người cảm thấy lạ lùng và ngỡ ngàng, nhưng điều đó vẫn xảy ra ở một số vùng nông thôn, vùng núi.</p> <p>Ăn cơm mớm (cơm nhai) là người lớn lấy một thìa cơm cho vào miệng nhai, khi cơm đã được nghiền nát thì lấy thêm thức ăn và nhai tiếp cho thức ăn nghiền nát cùng với cơm rồi bón cho trẻ ăn. Cơm nhai khô hay ướt hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật người nhai. Người lớn nhai cơm cho trẻ, vì trẻ chưa có răng, chưa đến nhóm tuổi ăn cơm. Khi trẻ ăn cơm mớm, thức ăn dễ tiêu hóa hơn, vì nó đã được nghiền nát và miếng cơm nhai có cả nước bọt của người nhai. Ngoài việc bón cơm nhai, một số người còn mớm uống nước và nước hoa quả cho trẻ. Thói quen cho trẻ ăn cơm mớm không đảm bảo vệ sinh, không tốt cho sức khỏe của trẻ. Khi trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai vô hình trung đã bị lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm của người nhai cơm qua con đường ăn uống, đường hô hấp.</p> <p><img alt="Ðiểm mặt thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/19/12(7).jpg" title="Ðiểm mặt thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe" /><em>Thói quen dùng chung đũa, bát dễ gây nhiễm vi khuẩn.</em></p> <p><strong>Nhai hộ trầu cau</strong></p> <p>Với người cao tuổi nghiện ăn trầu cau, nhưng răng đã yếu và rụng, không thể nhai được. Một số người trẻ hơn có răng tốt, chắc và khỏe đã nhai hộ cho đến khi trầu cau dập nát thì đưa cho người cao tuổi nhai tiếp. Thói quen này cũng thường xảy ra ở những vùng nông thôn và không có lợi cho sức khỏe. Thói quen này có thể làm lây truyền một số bệnh qua đường miệng.</p> <p>Người muốn ăn trầu cau mà răng yếu, nên có cối giã trầu riêng của mình, nếu vì tay yếu không thể nghiền trầu cau được thì có thể nhờ người khác giã hộ. Khi giã trầu cau dập nát phù hợp với răng của người ăn trầu thì có lấy ra từ cối để ăn. Mỗi lần giã trầu xong phải rửa sạch cối để đảm bảo vệ sinh. Người ăn trầu như vậy mới đảm bảo cho sức khỏe của mình.</p> <h2><strong>Thói quen dùng chung đũa, bát</strong></h2> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Người Việt khi ăn uống thông thường có thói quen chấm chung một bát nước mắm/bát muối, dùng đũa của mình tiếp thức ăn cho người khác để tỏ sự tôn trọng với người lớn và sự hiếu khách. Một số người còn dùng đũa đang ăn của mình “khua khoắng” hết miếng này đến miếng khác trên đĩa thức ăn, bát canh trước khi gắp được một miếng ưng ý. Thói quen ăn uống này tưởng như thân tình nhưng nó là con đường để đưa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nhanh nhất.</p> <p>Để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn từ người mang mầm bệnh sang người khỏe mạnh cần có thói quen đảm bảo vệ sinh cá nhân trong ăn uống như: Không dùng chung nước chấm, nếu tiếp thức ăn cho người khác nên dùng đôi đũa mới (đũa chỉ dùng để tiếp thức ăn), món ăn bắt buộc phải dùng chung, nên để vào đó một chiếc thìa (muỗng) sạch dùng chung. Khi dùng đũa cá nhân tránh để đũa chạm vào những phần thức ăn còn lại, gắp nhanh, dứt khoát, không khua khoắng đảo lộn thức ăn.</p> <p>Một số bệnh điển hình có thể lây truyền qua thói quen ăn uống</p> <h2><strong>Bệnh lỵ amip</strong></h2> <p>Bệnh lỵ lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường tiêu hoá. Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành khi họ tiếp xúc với nhau. Những người mang mầm lỵ amip ở kẽ móng tay. Khi cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai người nhai cơm hay dùng tay để bón cho trẻ.</p> <h2><strong>Bệnh viêm gan</strong></h2> <p>Viêm gan lây truyền chủ yếu qua phân, miệng, dịch tá tràng,...Khi nhai cơm nước bọt, dịch tá tràng của người bị viêm gan có thể truyền bệnh cho trẻ qua con đường ăn uống.</p> <h2><strong>Bệnh màng não cầu</strong></h2> <p>Đây là một loại song cầu khuẩn khư trú ở mũi, họng. Bệnh lây theo đường hô hấp khi hít phải bụi, nước bọt, đờm dãi chứa màng não cầu được thải ra từ mũi họng người bệnh và người mang mầm bệnh.</p> <h2><strong>Vi khuẩn HP</strong></h2> <p>Vi khuẩn HP dạ dày lây qua đường miệng - miệng được coi là nguyên nhân lây nhiễm HP phổ biến nhất. Do thói quen ăn uống chấm chung bát nước mắm, chung canh, chung thức ăn và “gắp thức ăn cho nhau” cũng làm lây nhiễm vi khuẩn HP.</p> <p>Vì vậy không nên cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai mà cho trẻ ăn các thức ăn chế biến phù hợp với từng nhóm tuổi, lứa tuổi sao cho dễ tiêu hoá và hấp thu.</p> <p>Lứa tuổi thanh niên thỉnh thoảng, thậm chí cũng xảy ra hiện tượng giống như ăn nhai, ăn mớm. Hành động đó, thường xảy ra với những đôi thanh niên (nam, nữ) đang có tình cảm thân thiết với nhau, đang khẳng định họ có thể chung sống và sống chết cùng nhau. Việc làm đó cũng không tốt cho sức khỏe.</p> <p><strong>ThS. BS. Nguyễn Văn Tiến</strong></p> <p>(<i>(Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng)</i>)</p> <div> <div> <div> </div> </div> <div> </div> </div> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Ðiểm mặt thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe
Một số thói quen ăn uống thông thường hàng ngày ở mọi lứa tuổi của người Việt không tốt cho sức khỏe. Thói quen ăn uống không đúng đã làm lây nhiễm vi khuẩn từ người mang mầm bệnh sang người khỏe mạnh.
Gừng là vị thuốc bổ trong mùa đông nhưng 7 nhóm người này không nên ăn
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời, gừng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách.
Cảnh báo biến cố tim mạch mùa lạnh
Khi thời tiết chuyển sang lạnh, nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch như tăng huyết áp, đau thắt ngực, và nhồi máu cơ tim gia tăng đáng kể.
Người đàn ông bị đinh sắt 5cm đâm xuyên thủng xương sọ
Khi xảy ra tai nạn lao động cần khẩn trương sơ cứu và đưa người bệnh tới ngay cơ sở y tế có uy tín để xử trí kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý rút dị vật ra khỏi vết thương gây nguy hiểm cho người bệnh.
3 phút "thần tốc" cứu sống sản phụ và thai nhi bị sa dây rốn
Nỗ lực phẫu thuật trong 3 phút, các bác sĩ đã cứu sống thai nhi 37 tuần ngôi ngang, vỡ ối, sa tay, sa dây rốn ra ngoài âm đạo và suy thai cấp.
Đau gót chân uống thuốc không khỏi, đi khám phát hiện viêm xương tủy
Viêm xương tủy xương là tổn thương nhiễm khuẩn của xương. Bệnh do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào xương.
Mổ thành công gãy phức tạp đầu xương chày – gãy Pilon
Gãy Pilon là loại là loại gãy khó, thương tổn xương khớp phức tạp ảnh hưởng lớn tới chức năng của cẳng chân và khớp chày sên, một khớp chịu lực quan trọng của cơ thể.
Con bướm chết trong tai người phụ nữ gây viêm, sung huyết
Khi bị côn trùng chui vào trong tai, nếu nó còn sống thường vùng vẫy, ngọ nguậy, thậm chí cắn khiến tai chảy máu, phù nề, thủng màng nhĩ, nhiễm trùng lâu ngày dẫn đến viêm tai giữa.
Chủ quan với rốn lồi, người đàn ông nhập viện cấp cứu
Người bệnh thoát vị rốn thường có biểu hiện ban đầu là rốn lồi, phồng vùng rốn lên, sau một thời gian thì chỗ thoát vị bị phồng nhiều hơn do ruột, mạc nối bên trong ổ bụng chui ra ngoài dẫn đến hiện tượng nghẹt khiến đau bụng.
Gắp giun dài 14 cm trong mắt người phụ nữ
Người phụ nữ 68 tuổi nhập viện trong tình trạng khó chịu ở mắt trái với các triệu chứng như cộm, nóng rát, ngứa ngáy kéo dài,... Qua thăm khác, bác sĩ phát hiện giun dài 14 cm đang ngoe nguẩy trong mắt người bệnh.
Sốc phản vệ sau khi ăn tôm, bác sĩ mách cách phòng tránh
Dị ứng là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân như thực phẩm, thuốc, hay côn trùng đốt. Các triệu chứng như ngứa, nổi mề đay, khó thở,... thậm chí gây sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng.
Cảnh báo biến chứng nguy hiểm viêm phổi, suy hô hấp do cúm mùa
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C.