5 loại rau củ phơi khô có thể ăn cả năm vẫn tươi ngon như mới

Ngoài nguồn thực phẩm xanh tươi được thu hoạch và sử dụng hàng ngày còn có nhiều loại rau củ khác được đem phơi khô để bảo quản và dùng quanh năm.

Khoai tây

Ngoài việc dùng để xào, nấu canh, khoai tây còn có thể sấy khô để làm rau sấy. Khoai tây phơi nắng có kết cấu dai hơn và để được lâu hơn.

Khoai tây phơi khô. Ảnh minh họa

Khoai tây phơi khô. Ảnh minh họa

Nguyên liệu: 3-5kg hoặc bạn có thể tăng giảm khối lượng tùy thuộc vào lượng bạn muốn làm.

Khoai tây mua về đem rửa sạch, luộc chín tới, gọt vỏ và cắt thành miếng lớn. Sau đó bạn phơi khoai tây đã cắt miếng dưới nắng to trong khoảng 2-3 ngày. Hoặc sử dụng lò sấy để sấy khô khoai tây.

Khoai tây phơi nắng sẽ có kết cấu rất cứng và có thể bảo quản cả năm mà không bị hỏng. Khi sử dụng bạn nên ngâm khoai tây phơi nắng cho mềm rồi dùng để hầm gà, nấu cùng thịt bò,… sẽ có hương vị thơm ngon.

Đu đủ khô

Đu đủ là một loại trái cây rất ngon và tốt cho sức khỏe. Đây cũng được coi như một loại thực phẩm có thể chế biến thành các "món rau" ngon khi chưa chín: nộm đu đủ, đu đủ hầm xương, dưa góp...

Đu đủ là một loại trái cây rất ngon và tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Đu đủ là một loại trái cây rất ngon và tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Nguyên liệu: 8kg đu đủ xanh.

Đu đủ xanh rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt rồi bào thành sợi mỏng. Sau đó đem đu đủ bào sợi rải trên trên tấm lưới hoặc bạt để phơi nắng. Đem phơi nắng to khoảng 5-7 ngày đến khi sợi đu đủ khô queo. Cho đu đủ vào túi ni lông, gói chặt rồi cất vào trong ngăn mát tủ lạnh.

Đu đủ khô phơi xong thành phẩm vừa trắng và có mùi thơm ngọt. Vào những hôm trời rét hoặc se lạnh, lấy đu đủ khô ra, ngâm cho mềm sau đó kho với cá đồng, hoặc xào tóp mỡ hay thịt ba chỉ, xào thịt vịt... đều rất thơm ngon, lạ miệng.

Khoai lang

Khoai lang là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu được nhiều người yêu thích, nhất là với bất kỳ ai đang muốn giảm cân. Ngoài các cách chế biến truyền thống, bạn có thể phơi hoặc sấy khô khoai lang để sử dụng lâu dài.

Ngoài các cách chế biến truyền thống, có thể phơi hoặc sấy khô khoai lang để sử dụng lâu dài. Ảnh minh họa

Ngoài các cách chế biến truyền thống, có thể phơi hoặc sấy khô khoai lang để sử dụng lâu dài. Ảnh minh họa

Gọt vỏ và rửa sạch khoai rồi thái thành các miếng nhỏ. Sau đó đem phơi nắng trong khoảng 3 ngày là khoai đã khô và có thể mang đi bảo quản. Cách làm này vô cùng đơn giản nhưng vẫn giúp khoai giữ được vị ngọt ban đầu.

Khoai lang phơi khô có thể làm món chiên hoặc cho vào hấp cùng với cơm ăn rất ngon và lạ miệng.

Củ cải trắng

Củ cải khô có thể chế biến thành món xào ăn giòn ngon, món trộn mặn ngọt, món canh...

Củ cải trắng phơi khô. Ảnh minh họa

Củ cải trắng phơi khô. Ảnh minh họa

Công thức làm củ cải khô như sau:

Nguyên liệu: 3-5kg củ cải trắng (bạn có thể tăng giảm lượng củ cải tùy thích), 250gr muối.

Thực hiện

Đầu tiên bạn rửa sạch củ cải trắng, bỏ đầu và đuôi, dùng dao cắt thành dải. Bạn lưu ý là không nạo sợi. Sau khi cắt củ cải xong bạn cho vào chậu, thêm muối và ướp trong khoảng 3 giờ để củ cải tiết nước. Bạn có thể tăng giảm lượng muối tùy theo khối lượng củ cải nhé!

Cho củ cải vào túi và dùng vật nặng đè lên để loại bỏ bớt nước thừa. Bạn ép củ cải như vậy trong khoảng 1 ngày, sau đó rải củ cải ra phơi dưới nắng trong 3-5 ngày. Nếu nhà có lò sấy thì hãy cho củ cải vào sấy. Sau khi củ cải khô, bạn cho củ cải khô vào túi ni long sạch, buộc kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Củ cải sau khi khô sẽ có màu hơi ngà, dai giòn, mằn mặn. Củ cải khô kết hợp cùng các món ăn khác sẽ mang đến hương vị thơm ngon. Để chế biến món ăn, bạn lấy củ cải khô, rửa sạch rồi ngâm trong nước nóng khoảng 1 giờ. Sau đó vớt ra vắt kiệt nước. Tùy thuộc vào món ăn bạn cắt củ cải thành các khúc. Bạn có thể dùng củ cải khô làm món xào, món củ cải ngâm chua ngọt, canh củ cải ninh xương...

Bí đỏ

Bí đỏ là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Ngoài dùng để chế biến các món canh hay xào, nấu súp, bạn cũng có thể phơi khô loại quả này.

Bí đỏ phơi khô. Ảnh minh họa

Bí đỏ phơi khô. Ảnh minh họa

Bí đỏ được sơ chế sạch, gọt vỏ bỏ hạt rồi thái thành những lát mỏng và đem phơi khô. Trước khi chế biến, chỉ cần ngâm bí đỏ với nước ấm là có thể chế biến thành các món ăn bổ dưỡng khác nhau mà hương vị vẫn tươi ngon.

Theo Đời sống
Ai không nên ăn chôm chôm?

Ai không nên ăn chôm chôm?

Chôm chôm là trái cây nhiệt đới thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người được khuyến cáo hạn chế hoặc không nên ăn chôm chôm vì có thể đe dọa sức khỏe.
Ai không nên uống nghệ mật ong?

Ai không nên uống nghệ mật ong?

Uống nghệ mật ong đang dần trở thành một xu hướng chăm sóc sức khỏe được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng hỗn hợp này.
back to top