4 thể chứng nhiễm khuẩn tiết niệu cấp

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đặc trưng chủ yếu của bệnh là sự tăng số lượng vi khuẩn bạch cầu khác trong nước tiểu. Dưới đây là một số thể cấp tính.

Thận trọng khi nhiễm khuẩn tiết niệu

* Can đởm uất nhiệt: Người bệnh lúc sốt lúc rét, ăn kém, miệng đắng, nôn, bứt dứt ngực sườn đau tức, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. Phép trị thanh lợi đởm, hòa giải thiếu dương, bài thuốc long đởm tả can thang gồm long đởm thảo, hoàng cầm, sơn chi tử, sài hồ, cam thảo, sinh địa, mộc thông, trạch tả, xa tiền tử sắc uống.

* Trường vị thực nhiệt: Người bệnh sốt cao liên tục, ra mồ hôi, miệng hôi, khát nước, bụng đau, táo bón, niệu sẻn đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hồng sác. Phép trị thanh nhiệt, lợi niệu, thông lâm. Bài thuốc đạo xích điều vị thừa khí thang gia giảm, gồm sinh địa, hoàng liên, hoàng bá, đại hoàng, cam thảo, mộc thông.

* Bàng quang thấp nhiệt: Người bệnh tiểu nhiều lần, tiểu rắt và đau, bụng dưới và lưng đau, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch nhu sác. Phép trị thanh nhiệt, tả hỏa, thông lâm. Bài thuốc chính tán gia giảm: kim ngân hoa, liên kiều, sơn chi tử, biển súc, cù mạch, cam thảo, hoạt thạch, mộc thông, xa tiền tử, ô dược, hổ phách sắc uống.

* Thấp nhiệt hạ tiêu, uẩn kết bàng quang: Bài thuốc gồm gia vị ngân bồ tiêu độc ẩm gồm kim ngân hoa, bồ công anh, kim tiền thảo, bạch mao căn, tiểu kế, đan sâm, hương phụ, đại phúc bì sắc uống ngày 1 thang chia 4 lần.

TTƯT.BSCK2 Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nội

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top