Dinh dưỡng từ trong cà pháo
Cà pháo là món ăn truyền thống trong mỗi mâm cơm gia đình Việt Nam.
Không những ăn ngon miệng, nếu biết sử dụng, cà pháo còn trở thành những vị thuốc giúp nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao....Theo Đông y, cà pháo vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao.
Cà pháo thường được dùng trị đau cả vùng thắt lưng, té ngã tổn thương; đau dạ dày, đau răng; bế kinh; ho mãn tính. Dùng 10 - 15g rễ, dạng thuốc sắc.
Ảnh minh họa |
3 kiểu ăn biến cà pháo thành 'thuốc độc'
Ăn cà muối trong thùng sơn, đồ nhựa tái chế
Thùng sơn khi tận dụng vẫn còn lưu lại các chất phụ gia, chất tạo màu, dung môi... từ sơn. Do vậy, muối dưa trong thùng sơn là mối hiểm họa rất lớn cho sức khỏe, bởi dụng cụ không đảm bảo dưới tác động của acid, muối sẽ thôi nhiễm ra, ngấm ngược vào thực phẩm rất nguy hiểm.
Ăn cà muối xổi
Do cà muối xổi vẫn còn chất solanine gây độc cho cơ thể. Ăn cà xổi khi vẫn còn vị cay và hăng nồng thường hàm lượng nitrat bị chuyển hóa thành nitrit do vi sinh vật có trong nước dưa cà muối tác động, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ăn cà muối quá nhiều
Điều này cũng không tốt cho sức khỏe do cà muối thường mặn, việc ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng tới huyết áp và tim mạch. Ăn quá mặn kéo dài còn có liên quan tới nguy cơ mắc các căn bệnh ung thư đường tiêu hoá....
Để ăn cà tốt cho sức khoẻ chuyên gia công nghệ thực phẩm khuyên nên ăn cà đúng vụ; Không ăn cà muối xổi, cà sống; Không ăn quá nhiều cà muối; Không ăn cà muối có hiện tượng bị khú, nổi váng trắng; Không ăn cà muối trong các thùng sơn. Nên ăn cà ở mức vừa phải để lấy hương vị quê hương mà không gây hại cho sức khoẻ.