2,3 triệu đàn ông Việt Nam sẽ ế vợ

Phải hạ tình trạng chênh lệch giới tính khi sinh

Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số kế hoạch hóa gia đình Việt Nam khẳng định, nếu chúng ta can thiệp tốt, đến năm 2050 có ít nhất 2,3 triệu đàn ông không thể lấy được vợ. Nếu không can thiệp tốt, con số này sẽ là 4,3 triệu đàn ông.

Tại Hội nghị truyền thông về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; Công tác dân số trong tình hình mới theo Nghị quyết TƯ 6, khóa XII diễn ra sáng 29/12, ông Tân cho biết, các chuyên gia dân số dự báo tình trạng này, trên thực tế hiện trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang diễn ra.

2,3 triệu đàn ông Việt Nam sẽ ế vợ ảnh 12,3 triệu đàn ông Việt Nam sẽ ế vợ ảnh 2Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số kế hoạch hóa gia đình Việt Nam. Ảnh: H.Hải

Theo ông Tân, tại Việt Nam từ năm 2005 đến 2006 tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh càng thể hiện rõ ràng và đang có tốc độ chênh lệch ngày càng lớn.

Năm 2005-2006, tỷ lệ này là 109 trẻ trai trên 100 trẻ gái; đến năm 2013 đã là 113,8 bé trai; các năm tiếp theo dao động xung quanh 112-113 bé trai trên 100 bé gái.

Vùng mất cân bằng nhiều nhất là đồng bằng sông Hồng (khoảng 70-100 km xung quanh Hà Nội) với tỉ lệ từ 115 – 122 bé trai/100 bé gái. Như tại các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Thái Bình.

Hiện tại, mất cân bằng giới tính sau sinh chưa quá trầm trọng, nhưng khoảng 25 năm nữa sẽ vô cùng nghiêm trọng, với sự thiếu hụt khoảng 2,3 – 4,3 triệu phụ nữ, tương đương với số nam giới thừa ra không thể lấy được vợ.

Chưa kể, mỗi năm có Việt Nam có khoảng 130 nhìn phụ nữ VN lấy chồng Đài Loan, hơn 70 nghìn người lấy chồng Hàn Quốc…

Tại nghị quyết Trung ương 6 về dân số, nội dung quan trọng là tập trung giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Mục tiêu đến năm 2030 tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống. Hiện nay dao động xung quanh 112-113 bé trai trên 100 bé gái.

Cũng trong nghị quyết về dân số, mục tiêu tăng chiều cao của người Việt đến 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm; nữ đạt 157,5 cm.

Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm. Hiện nay, tuổi thọ của người dân được nâng lên mức cao (73,4 tuổi) nhưng tuổi thọ khỏe mạnh lại thấp (64 tuổi).

Không để mức sinh xuống thấp hơn

Ông Tân cho biết thêm, trong suốt 61 năm qua, VN tập trung thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đã đạt được nhiều thành tựu, hạn chế tăng thêm hàng chục triệu người.

Đặc biệt trong 10 năm qua đã duy trì được mức sinh thay thế 2,1 con và đang ở thời kỳ dân số vàng; tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,4 tuổi năm 2016, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập; tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh…

Tuy nhiên, tại một số địa phương tỉ lệ sinh đang có xu hướng giảm. Cụ thể, tại 5 tỉnh tại Đông Nam Bộ mức sinh trung bình 1,56 con; 12 tỉnh ĐBSCL mức sinh trung bình dưới 1,8 con…. Kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy, khi mức sinh xuống quá thấp không thể kéo lên, như tại Hàn Quốc có hẳn một Ủy ban để tập trung cho vận động sinh con, nhưng nước này vẫn đối mặt với tình trạng dân số già.

Nghị quyết Trung ương 6 về công tác dân số đặt mục tiêu Việt Nam phấn đấu duy trì mức sinh thay thế 2,1 con, không để mức sinh xuống dưới 1,8 con, đảm bảo quy mô dân số 104 triệu người đến 2030.

PV (tổng hợp)

Theo Đời sống
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top