10 loại cây gia vị tốt cho sức khỏe, dễ trồng tại nhà

Rau thơm không chỉ là một loại rau gia vị giúp món ăn thêm phần hấp dẫn mà chúng còn có thêm một vài công dụng đặc biệt.

Cây gừng

Gừng là cây được trồng hầu như ở tất cả các vùng miền nước ta. Ngoài làm gia vị trong chế biến thực phẩm, nó còn là vị thuốc đa công dụng trong Đông y. Tất cả các bộ phận của cây gừng đều được dùng làm thuốc, củ gừng được sử dụng dưới dạng tươi và khô.

Gừng có vị cay, tính ấm, nhập vào 3 kinh là phế, vị, tỳ, với công năng phát tán phong hàn, ấm vị, chỉ nôn, hóa đờm, chỉ ho, lợi niệu, giải độc. Người ta thường dùng gừng để trị cảm mạo phong hàn, trúng phong cấm khẩu, sốt cao, đau đầu, rét, tắc ngạt mũi, đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng, không tiêu, ho, đờm nhiều, ho do viêm phế quản, phù thũng, tiểu tiện bí,...

Cây tỏi

Là một loài thực vật thuộc họ Hành và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó. Tỏi sinh trưởng tốt trong môi trường nóng và ẩm.

Công dụng: làm gia vị trong nhiều món ăn, bên cạnh đó tỏi còn là một cây thuốc quý. Phòng chống ung thư, bệnh tim mạch, tăng cường hệ đường huyết, miễn dịch. Bên cạnh đó, tỏi còn có công dụng xua đuổi côn trùng.

Thì là

Thì là (còn gọi là thời la, đông phong) thường dùng để nấu món canh cá, canh lươn, ốc, mùi thơm của rau át được mùi tanh.

Trong đông y, thì là là một vị thuốc thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt và lá thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng, kích thích ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt.

Mùi tàu (ngò tàu, ngò gai)

Rau mùi tàu hay mùi gai, ngò gai hoặc ngò tây là loại rau thơm góp phần tạo nên món ăn hấp dẫn và nhiều hương vị. Bên cạnh đó, loại rau thơm này còn có công dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả.

Trong tự nhiên, mùi tàu là loại cây mọc hoang và thấy nhiều ở những cùng đồi núi. Cây có tuổi thọ vài năm, cao khoảng 50cm. Lá được mọc từ sát gốc và có phiến mỏng. Mép lá có răng cưa, hình mũi mác và thon hẹp.

Không chỉ là một loại rau thơm được nhiều người yêu thích, mùi tàu (ngò gai) còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Rau mùi tàu có khá nhiều công dụng như giảm đau, chữa hôi miệng, trị đau bụng, tiêu chảy, rối loại tiêu hóa, trị cảm cúm...

Cây rau má

Thân là loại thân bò lan, màu xanh lục hay lục ánh đỏ, có rễ ở các mấu. Nó có các lá hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn. Rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng). Vườn rau gia vị nhưng với những công dụng tuyệt vời thì bạn nên trồng cây rau má.

Công dụng: Nước sắc lá rau má có tác dụng hạ huyết áp, là thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực). Thuốc đắp từ lá cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt. Được dùng trong điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản; các bệnh trĩ, phong, eczema hay vẩy nến; giải ngộ độc sắn và lợi tiểu.

Rau diếp cá

Rau diếp cá được biết đến là một loại rau không thể thiếu trong bữa cơm của gia đình, tuy lúc đầu hơi khó ăn nhưng khi đã ăn quen thì có cảm giác nghiện. Bên cạnh là một loại rau, diếp cá được biết đến như là một vị thuốc dùng trong Đông y có thể chữa được nhiều bệnh.

Rau diếp cá không chỉ là món gia vị yêu thích của nhiều người mà nó còn là cây thuốc quý chữa được nhiều bệnh như chữa ho, viêm họng, viêm phế quản, viêm âm đạo, viêm tuyến vú, viêm tai giữa, mụn nhọt sưng đỏ, kinh nguyệt không đều..

Ngải cứu

Là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ. Không chỉ được sử dụng làm thực phẩm, ngải cứu đã được sử dụng trong dân gian và Đông y để chữa bệnh.

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị trong các trường hợp như phụ nữ kinh nguyệt không đều, ghẻ lở, viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun, điều hòa khí huyết, ôn kinh, an thai, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ…

Ngoài việc dùng làm món rau gia vị thơm ngon, bổ dưỡng, ngải cứu còn có tác dụng chữa nhiều bệnh như vậy nên chúng ta hãy tích cực trồng cây ngải cứu trong vườn nhà và hãy sử dụng làm món ăn mỗi ngày.

Tía tô

Tía tô là loại rau gia vị có tên khoa học là Perilla frutescens Britt. Ngoài việc giúp thức ăn có thêm mùi vị hấp dẫn, những công dụng chữa bệnh của tía tô cũng không hề nhỏ.

Tía tô có tính ấm, vị cay, có tác dụng trị cảm mạo, hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Tía tô là vị thuốc xếp vào loại làm cho tiết mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.

Lá lốt

Lá lốt là loại gia vị dễ trồng, ra lá quanh năm. Ngoài việc dùng lá để nêm vào các món om, nấu và quấn chả, những món ăn rất được ưa chuộng trong bữa cơm gia đình, lá lốt còn có công dụng chữa bệnh.

Lá lốt lát ấm trung tiêu, ấm dạ dày, chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau, chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu. Trong nhân dân, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh đau nhức xương khớp, đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, chữa tổ đỉa, lỵ...

Húng quế

Húng quế có họ giống cây bạc hà, thường dùng để chế biến thực phẩm. Loài rau này có mùi thơm đặc trưng và giúp tăng cường sức khỏe.

Húng quế còn là một loại thảo dược giúp chữa trị đầy hơi, ăn không ngon miệng, làm lành các vết đứt, trầy. Nên sử dụng lá húng quế non rất tốt cho sức khỏe.

Theo Đời sống
back to top