Chóng mặt là một trạng thái ảo giác về vận động cơ thể hoặc môi trường xung quanh và là biểu hiện chính yếu của tình trạng rối loạn thăng bằng. Chóng mặt xảy đến rất đột ngột với cường độ mạnh dễ gây cho bệnh nhân cảm giác hoang mang lo sợ tình huống tai biến mạch máu não sắp xảy ra.
Chóng mặt tư thế lành tính là nguyên nhân thường gặp nhất trong tiền đình ngoại biên chiếm đến 30% trường hợp. Yếu tố thúc đẩy có thể là do nhiễm trùng hoặc những rối loạn khác của tai trong hay chấn thương đầu trước đó, ngoài ra còn hay xảy ra ở người lớn tuổi do thoái hoá hệ thống tiền đình nhưng cũng trong nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân.
Cơ sở sinh lý bệnh của chóng mặt tư thế lành tính là do sỏi kênh thính giác (canalolithiasis) - kích thích ống bán khuyên do những mảnh bềnh bồng trong lớp nội dịch
Hội chứng có đặc điểm là những đợt chóng mặt ngắn có thể phối hợp với nôn và buồn nôn. Triệu chứng có thể xuất hiện khi thay đổi tư thế nhưng thường nặng nhất là khi nằm nghiêng về bên tai bị thương tổn. Đợt chóng mặt điển hình kéo dài vài tuần, rồi tự hết và tái phát lại trong một số trường hợp.
Phương pháp tốt nhất trị liệu chóng mặt là kích thích huyệt quan xung ở phía dưới móng tay của ngón tay vô danh. Quan xung là huyệt tĩnh của Tam tiêu kinh, nhánh của đường kinh này đi ngang qua vùng tai. Vì chóng mặt là do mất cân bằng trong cơ thể, tức là rối loạn phần tai trong, cho nên, chỉ cần kích thích tốt huyệt quan xung là sẽ hết. Huyệt quan xung còn có tác dụng phòng say tàu xe.
Huyệt trị chóng mặt. |
Nên kích thích khu tai, họng ở vùng gốc của ngón tay giữa. Phải kích thích chậm, thời gian dài mới có thể khôi phục bình thường công năng của ống tai trong.
Ngoài ra, để trị chóng mặt còn có huyệt dịch môn, trung chử và dương cốc.
Khu tai họng. |
Nếu bị nặng hoặc bị chóng mặt liên tục, có thể dùng cây điếu ngải để cứu.
Dùng dầu nóng xoa 2 huyệt thái dương cùng lúc, xoa nhiều lần cho đến khi thấy bớt chóng mặt.
Gừng tươi 1 miếng, nướng cho nóng, day huyệt chi câu nhiều lần cho đến khi bớt chóng mặt.
Về dược thiện, có thể dùng Gia viên dược thảo: Long nhãn xắt nhỏ, trộn với mè đen, thêm ít đường, nghiền nát. Nấu đặc giống như cháo, ngày ăn hai chén nhỏ. Chừng 15 ngày thường là có kết quả, nhất là đối với người lớn tuổi, khí huyết suy kém.
Long nhãn 7 trái, trứng gà 1 trái. Trộn chung, chưng cách thuỷ cho chín, ăn vào buổi sáng. Liên tục trong một tuần, thường có kết quả tốt (Gia viên dược thảo).
Lương y Hoàng Duy Tân (nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)