<p><strong>Uống trà sữa bất chấp béo phì chỉ đơn giản được thỏa mãn thói quen</strong></p> <p>Trà sữa là loại thức uống được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là các bạn trẻ, nhất là với thời tiết nóng bức của khí hậu miền Bắc Việt Nam như hiện nay. Chưa kể, xã hội phát triển giờ đi đâu bạn cũng dễ dàng gặp một quán trà sữa - nơi để mọi người dễ tâm sự trò chuyện.</p> <p>Tuy nhiên, liệu uống trà sữa có tăng cân hay không? Đây vẫn được coi là câu hỏi bỏ ngỏ đối với nhiều người</p> <p>Rất nhiều người có thói quen, uống 5 – 6 cốc trà sữa/tuần, trà sữa được mua sẵn ở các cửa hàng. Thực tế có nhiều bạn trẻ còn uống trà sữa thay bữa, bởi họ cho rằng mỗi khi dùng thức uống này xong đều cảm thấy no bụng và ngại ăn thêm tinh bột.</p> <div> <div><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2018/12/21/photo-0-15452666002141127204427.jpg" /></div> <div> </div> </div> <p>Khi được hỏi về thành phần và nguồn gốc của trà sữa hay uống, những tín đồ của trà sữa đề trả lời nói: “<i>Trên mạng nhiều người nói uống trà sữa nhanh béo, da xấu nổi mụn, rất nguy hiểm vì không có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng nhưng em không quá quan tâm các thông tin này, đơn giản chỉ là em thích uống vì trà sữa ngon ngọt, béo ngậy. Có đợt bọn em uống trà sữa cả tuần luôn, thời điểm hay uống là khi đi học nhóm, vừa học vừa uống ”.</i></p> <p>Có rất nhiều những lý do và những cơ hội để mỗi người nạp vào cơ thể ly trà sữa béo ngậy. Tuy nhiên, thói quen này sẽ mang tới những ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.</p> <p><strong>Trà sữa – Thủ phạm của việc thừa cân, béo phì</strong></p> <p>Để tìm câu trả lời thiết thực và khoa học nhất, Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam phân tích: <i>“Trà sữa thông thường gồm 3 thành phần chính là trà, sữa, trân châu. Một ly trà sữa trân châu có thể cung cấp tới 335 kcal. Do chứa nhiều đường (có thể lên tới 50g) và calo, nếu uống quá nhiều trà sữa, có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, thiếu hụt dinh dưỡng”.</i></p> <p>Đặc biệt là với các bạn lứa tuổi học sinh, đang là lứa tuổi cần tích lũy chất dinh dưỡng, thì uống quá nhiều trà sữa (thậm chí có nhiều bạn trẻ uống trà sữa thay cho các bữa chính hàng ngày) có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển.</p> <div> <div><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2018/12/21/photo-1-15452666002161508005225.jpg" /></div> <div> </div> </div> <p>Ngoài ra, tại nhiều cửa hàng trà sữa vỉa hè, chủ cửa hàng vì lợi nhuận mà không dùng bột trà tự nhiên mà dùng bột màu, bổ sung thêm các chất phụ gia vượt ngưỡng cho phép.</p> <p><i>“Việc sử dụng hương liệu và phẩm màu thực phẩm quá ngưỡng cho phép có thể gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ vốn là đối tượng rất dễ bị thu hút bởi những hạt trân châu nhiều màu sắc nên thường thích loại đồ uống này.</i></p> <p><i>Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, bộ máy tiêu hóa còn yếu nên hấp thu loại thực phẩm này rất kém, thậm chí còn bị ngộ độc thực phẩm, nôn, tiêu chảy, hoặc sặc, ngạt thở vì cố hút loại hạt này”</i> – TS Sơn nói.</p> <p>Nếu uống quá nhiều các loại trà sữa không đảm bảo chất lượng, sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, thận. Thành phần chủ yếu của trà sữa là dầu thực vật hydro hóa, một loại axit béo dạng trans. Loại axit này sẽ làm giảm lượng hooc-môn nam giới, khống chế sức sống của tinh trùng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức sống của chúng.</p> <div> <div><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2018/12/21/photo-2-1545266600217734905929(1).jpg" /></div> <div> </div> </div> <p>Nhiều người vì yêu thích món trà sữa nhưng sợ nguồn gốc không đảm bảo nên tự mua nguyên liệu về chế biến. Sữa kết hợp với trà nếu pha không đúng cách sẽ làm triệt tiêu các công dụng của trà. Các protein casein trong sữa sẽ làm suy giảm các hợp chất có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh tim mạch có trong trà.</p> <p>Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn cũng nhấn mạnh, nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu các thành phần, nguyên liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là hoàn toàn có thể xảy ra. Vấn đề này không đến từ bản thân trà sữa mà đến từ việc sản xuất cũng như nguồn gốc của nguyên liệu tạo ra loại đồ uống này.</p> <p>Theo<i> Khám phá</i></p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Viện trưởng Viện Y học ứng dụng vạch trần "thủ phạm" gây béo phì nhiều người vẫn đang dùng
(Khoahocdoisong.vn) - Rất nhiều người có thói quen, uống 5 – 6 cốc trà sữa/tuần, trà sữa được mua sẵn ở các cửa hàng mà không hề biết đang tự rước hại về cho bản thân, thậm chí đã có trường hợp trẻ mất mạng vì cốc trà sữa.
Bé 6 tháng tuổi mắc não mô cầu, dấu hiệu nào cảnh báo bệnh ở trẻ?
Bé trai khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao, nôn trớ, phát ban dạng chấm li ti toàn thân. Trẻ nhập Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng thóp phồng, xét nghiệm PCR đa mồi dịch não tủy cho kết quả dương tính với não mô cầu.
Bé gái 11 tháng tuổi bị sốc mất nước, nguy kịch do... tiêu chảy cấp
Sốc mất nước do tiêu chảy và nôn ói là biến chứng nặng, có thể gây tổn thương đa cơ quan và thậm chí dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.
Cắt bỏ khối bướu tuyến giáp bị "bỏ quên" 40 năm cho cụ bà 81 tuổi
Phát hiện bướu tuyến giáp hơn 40 năm nhưng cụ bà 81 tuổi (Bình Định) không điều trị, gần đây, bướu chèn ép gây cảm giác khó chịu, khó thở, nuốt nghẹn.
Mới 34 tuổi đã bị ung thư “gõ cửa” tới hai lần
Một người bị mắc 2 loại ung thư cùng lúc có thể xảy ra. Xác suất cao hơn nếu một trong hai là dạng ung thư phổ biến. Có những người mắc 2 loại ung thư không phải do di truyền hay di căn...
Các biến chứng nguy hiểm người bị mỡ máu cao cần chú ý
80% người bị đột quỵ, gan nhiễm mỡ đều bắt nguồn từ mỡ máu cao. Các biến chứng nguy hiểm của người bị mỡ máu cao cần chú ý.
Người phụ nữ 53 tuổi sốc phản vệ sau khi uống thuốc
Sốc phản vệ thường xảy ra bất ngờ và có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nặng nhanh và có thể tử vong nên cần biết cách xử lý kịp thời.
Lọc máu liên tục, cứu bệnh nhân viêm tụy cấp do máu trắng như mỡ
Viêm tụy cấp do tăng mỡ máu thường nặng hơn và đe dọa tính mạng bệnh nhân hơn so với các nguyên nhân khác. Lọc máu liên tục là phương pháp mới hạn chế được nhược điểm của phương pháp thay huyết tương.
Cô gái 28 tuổi bất ngờ phát hiện mắc lao phổi, chuyên gia cảnh báo gì?
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới. Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
Giải phóng hơn 100 con giun trong ruột bé trai 2 tuổi
Trẻ khi bị giun đũa ký sinh sẽ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đang dọn vườn, người đàn ông bị cành cây đâm xuyên góc hàm vào tận cổ
Trong lúc dọn vườn, người đàn ông 65 tuổi bị trượt chân ngã vào gốc cây cảnh và 1 cành cây đâm vào vùng góc hàm vào tận cổ với kích thước dài khoảng 5 cm.
Đi ngoài liên tục, sút cân… đi khám bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng rất nguy hiểm, nằm trong top 10 bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới và đứng thứ 4 trong danh sách nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chỉ sau ung thư phổi, dạ dày và gan.