Viêm ruột thừa biến chứng nghiêm trọng, nên ăn và tránh thực phẩm nào?

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý, đặc biệt là trong trường hợp của bệnh viêm ruột thừa.

Viêm ruột thừa được cho là do tắc nghẽn lòng ruột thừa, điển hình là do tăng sản bạch huyết nhưng đôi khi do sỏi phân, dị vật, khối u hoặc thậm chí là do giun. Tắc nghẽn gây chướng, vi khuẩn phát triển, thiếu máu cục bộ và viêm. Nếu không được điều trị, hoại tử, hoại thư và thủng ruột có thể xảy ra. Nếu ruột thủng được mạc nối bọc lại, ổ áp xe ruột thừa sẽ hình thành.

Chế độ dinh dưỡng tốt cho người bị viêm ruột thừa

Chế độ dinh dưỡng tốt cho người bị viêm ruột thừa

Thực phẩm tốt cho người bị viêm ruột thừa

Người bệnh bị viêm, đau ruột thừa nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, bổ sung vitamin, khoáng chất và uống đầy đủ lượng nước cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh.

Thực phẩm giàu chất xơ

Trái cây tươi, rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất. Các loại thực phẩm này mang lại nhiều lợi ích cho đường tiêu hóa và hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa các triệu chứng viêm ruột thừa.

Bổ sung chất xơ có thể khiến quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn diễn ra thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, các loại trái cây tươi và rau xanh có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và cân bằng hệ thống vi sinh vật trong đường ruột.

Thực phẩm giàu Omega 3

Omega 3 là axit béo không bão hòa cần thiết cho xương khớp, hoạt động của não bộ và sức khỏe tổng thể của con người. Omega 3 có thể cân bằng hệ thống vi sinh vật trong hệ thống tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc ruột và hỗ trợ chống nhiễm trùng.

Mật ong

Mật ong có cả đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Những đặc tính này có thể hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu cũng như các triệu chứng khác có liên quan đến viêm, đau ruột thừa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người bệnh có thể ăn một thìa mật ong hai lần mỗi ngày. Hoặc có thể pha một ít mật ong vào trà đen để cải thiện các dấu hiệu viêm ruột thừa. Ngoài ra, mật ong có thể giúp kiểm soát sự hình thành axit dư thừa trong thành dạ dày. Điều này có thể giúp cân bằng hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, sử dụng mật ong thường xuyên có thể hỗ trợ chữa lành một dạ dày bị tổn thương, viêm loét dạ dày.

Sữa chua

Sữa chua có đặc tính kháng khuẩn, do đó ăn sữa chua là một cách tốt để giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Sữa chua chứa men vi sinh (vi khuẩn tốt trong đường ruột) có thể giúp chống lại vi khuẩn xấu gây khó chịu, viêm ở dạ dày, ruột, ruột thừa.

Chanh

Nhiều loại vi khuẩn có thể gây ra các vấn đề trong đường tiêu hóa và dẫn đến viêm ruột thừa. Chanh có đặc tính kháng virus, chống viêm và kháng khuẩn. Axit được tìm thấy trong chanh có thể tiêu diệt vi khuẩn xấu gây bệnh và cải thiện hệ thống miễn dịch của người bệnh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người bệnh có thể uống nước chanh ấm pha với đường hoặc mật ong 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng. Trên thực tế, uống nước chanh một cách thường xuyên rất tốt cho sức khỏe tổng thể vì chanh có thể giúp cơ thể loại bỏ các độc tố.

Chế độ ăn ít chất béo

Một chế độ ăn ít chất béo có thể cải thiện và phòng ngừa tình trạng viêm ruột thừa. Thực phẩm béo có thể kích thích đường tiêu hóa, gây viêm, đau, kích thích các phản xạ của ruột và dẫn đến viêm ruột thừa. Thực phẩm béo có thể góp phần gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Ngoài ra, ăn một chế độ ăn nhiều chất béo cũng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm bệnh tim.

Không nên ăn gì khi bị đau ruột thừa?

Tránh các loại thực phẩm nhiều chất béo: Những loại thực phẩm này thường rất khó tiêu hóa. Nên tránh ăn nhiều đồ ăn chiên rán, sô cô la, bánh… không tốt cho dạ dày còn yếu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tránh những thực phẩm chứa nhiều đường: Việc hấp thụ quá nhiều đường sau khi mổ sẽ có thể khiến vết thương mới mổ bị nhiễm trùng hay người bệnh dễ bị tiêu chảy. Do đó sau mổ người bệnh viêm ruột thừa không nên ăn đồ ngọt như bánh kẹo, mứt, kem…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sữa và các chế phẩm từ sữa: Theo các chuyên gia, sữa bò và các sản phẩm làm từ sữa (trừ sữa chua) đều không tốt cho sức khỏe người bệnh viêm ruột thừa sau khi mổ. Lý do là bởi khi cơ thể hấp thu nhiều sữa sẽ kết thành mảng dày trên niêm mạc ruột, gây ra nhiều độc tố khiến người bệnh lâu khỏi hơn.

Các chất kích thích: Người bệnh viêm ruột thừa nên tránh các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê… hoàn toàn không tốt cho sức khỏe người bệnh.

Theo Đời sống
Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Mặc dù là nguồn cung cấp carbohydrate nhưng khoai lang có chỉ số đường huyết (GI) từ thấp đến trung bình, tùy thuộc vào phương pháp nấu mà làm chậm quá trình giải phóng năng lượng trong máu, từ đó kiểm soát lượng đường tăng đột biến.
Ai không nên ăn rươi?

Ai không nên ăn rươi?

Thịt rươi rất thơm, ngon, bổ dưỡng và có nhiều chất đạm hơn cả cua, tôm, ghẹ. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được món này.
back to top