Loại trái có "nghìn mắt" rất tốt cho phụ nữ

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo trái dứa, hay còn gọi là trái thơm, không chỉ là một loại trái cây ngon miệng mà còn chứa nhiều lợi ích dinh dưỡng đặc biệt dành cho phụ nữ.

Với hương vị ngọt thanh và hàm lượng dinh dưỡng phong phú, dứa trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời để bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày, giúp hỗ trợ sức khỏe.

Nhiều dưỡng chất quý tốt cho sức khỏe

Quả dứa không chỉ ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cơ thể con người. Trong 100g quả dứa chứa: Năng lượng: 25 kcal; Chất béo: 0,2g; Carbs (carbohydrate): 13,7g; Chất xơ: 0,4g; Canxi: 16 mg; Phospho: 11 mg; Vitamin C: 16 mg... Đặc biệt, các thành phần trong quả dứa rất quý:

Vitamin C: dứa chứa một lượng đáng kể vitamin C - chất dinh dưỡng quan trọng có vai trò tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm nhiễm và làm tăng khả năng hấp thụ sắt có mặt trong các món ăn hàng ngày.

Kali: Đây là một khoáng chất quan trọng với sức khỏe tim mạch. Dứa cung cấp một lượng lớn kali nên vừa duy trì sự ổn định của chỉ số huyết áp vừa hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Chất xơ: Dứa rất giàu chất xơ - thành phần dinh dưỡng giúp tăng cường quá trình tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và kiểm soát đường huyết.

Vitamin A: vitamin A từ quả dứa có vai trò quan trọng trong bảo vệ thị lực, duy trì sức khỏe làn da và hỗ trợ hệ miễn dịch.

Vitamin K: Yếu tố cần thiết cho quá trình đông máu và duy trì cấu trúc khỏe mạnh của xương và răng.

Natri, Magie và Folate: Các khoáng chất này trong quả dứa rất quan trọng với sự phát triển tế bào và ADN.

Có thể thấy rằng, quả dứa là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng rất cần cho sức khỏe. Việc thường xuyên bổ sung món ăn từ dứa vào chế độ ăn có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể đồng thời đảm bảo cung cấp nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu cho cơ thể.

Các chất dinh dưỡng trong quả dứa - Ảnh minh họa

Các chất dinh dưỡng trong quả dứa - Ảnh minh họa

Những lợi ích sức khỏe từ quả dứa tốt cho chị em nhiều người chưa biết

Không chỉ là loại trái cây thơm ngon, quả dứa còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe mà nhiều người chưa biết:

Hỗ trợ giảm cân: Dứa là loại trái cây có hàm lượng calo thấp nhưng lại chứa nhiều nước và chất xơ, giúp mang lại cảm giác no lâu hơn mà không cần tiêu thụ quá nhiều calo. Chất xơ còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và giúp cơ thể đào thải các chất độc hại.

Với các chị em đang theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh và mong muốn kiểm soát cân nặng, dứa là một lựa chọn tuyệt vời để duy trì vóc dáng.

Giảm viêm và đau khớp: Nhờ vào hàm lượng bromelain và các chất chống viêm, dứa giúp giảm viêm và đau nhức khớp - tình trạng mà nhiều phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi, thường gặp phải.

Việc bổ sung dứa vào chế độ ăn uống hằng ngày có thể giúp cải thiện sự linh hoạt và làm giảm cảm giác khó chịu do viêm khớp.

Làm đẹp da: Vitamin C trong dứa không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn có tác dụng làm đẹp da. Vitamin C kích thích quá trình sản sinh collagen - yếu tố quan trọng giúp da căng mịn, đàn hồi và giảm sự xuất hiện của nếp nhăn.

Dứa còn chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ làn da khỏi tác động của gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa sớm và giúp da sáng khỏe tự nhiên.

Tăng cường miễn dịch: Dứa là nguồn giàu vitamin C, giúp củng cố hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng và cảm cúm thông thường.

Đối với phụ nữ thường xuyên đối mặt với công việc bận rộn và áp lực cuộc sống, việc duy trì sức đề kháng mạnh mẽ là điều cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái.

Hỗ trợ tiêu hóa: Dứa chứa một enzyme tự nhiên gọi là bromelain, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa protein và giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi.

Đối với phụ nữ, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai, việc tiêu hóa dễ dàng và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn là vô cùng quan trọng. Bromelain cũng có tác dụng kháng viêm, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Tốt cho tim mạch và hệ thần kinh: Dứa có hàm lượng kali cao - khoáng chất quan trọng giúp duy trì huyết áp ổn định. Việc bổ sung dứa vào chế độ ăn một cách hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Không những thế, kali còn cải thiện chất lượng mạch máu và làm giảm căng thẳng lên hệ tim mạch.

Đặc biệt, dứa giàu magie - một khoáng chất quan trọng cho hệ thần kinh. Việc duy trì mức magie cân đối trong cơ thể sẽ giúp làm dịu căng thẳng và cải thiện tâm trạng.

Giảm nguy cơ đối với bệnh tiểu đường: Việc duy trì mức đường huyết ổn định giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chất xơ trong quả dứa giúp kiểm soát đường huyết vì lượng đường trong dứa thấp nên sau khi ăn sẽ không làm tăng đột ngột chỉ số đường huyết.

Hỗ trợ quá trình tiêu hóa: Chất xơ trong quả dứa cải thiện quá trình tiêu hóa và giúp ngăn ngừa táo bón. Điều này đồng nghĩa với việc bổ sung dứa vào chế độ ăn sẽ giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn đồng thời loại bỏ độc tố trong dạ dày và ruột.

Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và bảo vệ da: Dứa chứa các hợp chất có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Nó có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và cải thiện sức kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.

Không những thế, vitamin A có trong quả dứa còn làm tăng sức đề kháng của da, giúp da mềm mịn và khỏe mạnh. Ngoài ra, dứa cũng có khả năng bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại và các loại vi khuẩn.

Cách sử dụng dứa đúng

Mặc dù quả dứa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng khi sử dụng cần lưu ý một số điểm quan trọng sau để đảm bảo an toàn và tận dụng được lợi ích tối đa của thức quả này:

- Một số người có thể bị dị ứng với dứa nên nếu chưa từng ăn dứa trước đó thì hãy thử ăn một chút ít để kiểm tra phản ứng của cơ thể trước khi quyết định dùng dứa với một lượng lớn hơn.

- Ăn quá nhiều dứa có thể gây khó tiêu hóa hoặc tăng axit dạ dày. Vì thế, hãy duy trì khẩu phần hợp lý để tránh gặp phải tình trạng ợ hơi hoặc đầy bụng.

- Không pha trộn món ăn hay thức uống từ dứa với một số loại thuốc vì chúng có thể gây tương tác thuốc.

Theo Đời sống
Hút thuốc lá gây nhiều bệnh trên hệ tiêu hóa

Hút thuốc lá gây nhiều bệnh trên hệ tiêu hóa

Hút thuốc góp phần gây ra nhiều rối loạn hệ tiêu hóa như ợ chua, ợ nóng, ợ trớ, đau bụng, mệt mỏi. Hút thuốc đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ của ung thư thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, Crohn, gan nhiễm mỡ...
Ai nên hạn chế ăn chuối chín?

Ai nên hạn chế ăn chuối chín?

Chuối là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và thơm ngon. Tuy nhiên, chuối lại không phù hợp với một số nhóm người. Vậy những ai không nên ăn chuối chín?
back to top