Những quả tên lửa (thực tế là đạn pháo có điều khiển) giai đoạn đầu tiên được dẫn đường bằng vô tuyến.
Sau đó, giữa những năm 80, khi lực lượng tăng thiết giáp Liên Xô sử dụng rộng rãi hơn loại đạn này, tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo được ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn, dẫn đường bằng chùm tia laser từ thiết bị đo xa.
Hiện nay, doanh nghiệp quốc phòng nổi tiếng của Nga OJSC "Nhà máy mang tên V.A. Degtyarev" sản xuất nhiều loại đạn tăng có điều khiển.
Được sử dụng nhiều nhất trong số những loại đạn này là đạn 3UBK20 với điều khiển tên lửa 9M119M Invar, dẫn đường laser bán chủ động, có khả năng chống nhiễu với tầm bay tối đa lên tới 5000 mét. Thời gian bay trên khoảng cách này là 17,6 giây.
Đặc điểm chính của tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo là đầu đạn có hai khối nổ lõm kép (tandem). Khối nổ lõm đầu tiên có nhiệm vụ phá hủy lớp giáp phản ứng nổ, được lắp đặt trên thân xe tăng, thiết giáp của đối phương và khối nổ lõm chính, có mục đích xuyên thủng lớp thiết giáp của xe tăng.
Những quả đạn tên lửa này được bắn bằng pháo nòng trơn 125 mm, được trang bị trên tất cả các xe tăng T-72, T-80 và T-90. Tương tự như đạn pháo thông thường, tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo có thể được bắn khi cơ động và khi tạm dừng.
Ngoài xe, tên lửa bắn qua nòng pháo tăng còn có những loại khác như đạn nổ phá mảnh 3UBK20F và 3UBK20F1.
Những tính năng kỹ chiến thuật của loại đạn này chưa từng được quốc gia nào sản xuất.
Theo nhiều chuyên gia quân sự, tên lửa mang đầu đạn nổ phá mảnh được lắp đặt bộ phận kích nổ có điều khiển, được sử dụng để tiêu diệt sinh lực, công sự vững chắc và các cồng trình xây dựng trong chiến tranh đường phố.
Đồng thời, đạn được sử dụng để tiêu diệt các phương tiện thiết giáp khác nhau của đối phương.
Tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết và địa bàn tác chiến, bao gồm vùng sa mạc có nhiệt độ cao và trên độ cao lên tới 3000 mét so với mực nước biển.
Hiên các kỹ sư vũ khí đạn Nga đang tiếp tục phát triển loại tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo thế hệ tiếp theo, cho phép lựa chọn chế độ bắn thẳng (bắn trực tiếp) hoặc chế độ “bắn và quên”, sử dụng công nghệ dẫn đường chủ động quang ảnh hồng ngoại, đường đạn cầu vồng tấn công tháp pháo.
Sự phát triển mới này cho phép nâng cao tính cơ động chiến đấu của xe tăng, kíp xe có thể tấn công mục tiêu sau đó cơ động di chuyển mà không cần phải theo dõi điều khiển đạn, tránh đòn phản kích của kẻ thù.