Các quan chức Mỹ cảnh báo, có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ vươn lên dẫn trước.
Hiện nay Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia dẫn đầu thế giới, có trong biên chế máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 phát triển trong nước với sức mạnh phi đội.
Không quân Nga hiện có trong biên chế một chiếc Su-57 và sẽ có thêm 5 chiếc vào cuối năm 2021, chưa đủ biên chế một phi đội.
Trong Chiến tranh Lạnh, các máy bay chiến đấu tiên tiến của Mỹ như F-15 được phát triển phù hợp với nhu cầu tác chiến trên chiến trường châu Âu. Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22, cũng được phát triển trong Chiến tranh Lạnh định hướng tác chiến trên chiến trường châu Âu.
Sự nổi lên của Trung Quốc với tâm thế là một trong hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới và Đông Á, trung tâm của nền kinh tế toàn cầu buộc Mỹ chú trọng nhiều hơn đến các yêu cầu của chiến trường Thái Bình Dương trong thế hệ máy bay chiến đấu mới.
Máy bay chiến đấu thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc
Sự khác biệt cơ bản giữa các không gian chiến trường Đông Á và châu Âu là khoảng cách, vốn rộng hơn rất nhiều. Do thê buộc các cường quốc phải chú trọng nhiều hơn vào chiến tranh đường không và lực lượng không quân Hải quân.
Các máy bay chiến đấu hiện đại nhất hiện nay của Mỹ như F-22, F-15EX, F-35 và F-18E đều có tầm bay và khả năng bền vững không phù hợp với những hoạt động trong trên vùng nước Thái Bình Dương.
Đồng thời phải phụ thuộc rất nhiều vào việc tiếp nhiên liệu trên không trong các cuộc xung đột tiềm năng theo kế hoạch chống Trung Quốc hoặc Triều Tiên - hai đối thủ chính của phương Tây ở Đông Á.
Nhu cầu này làm xuất hiện nhược điểm, cụ thể là nguy cơ các máy bay tiếp nhiên liệu đắt tiền và dễ bị tổn thương, có thể bị tấn công tiêu diệt, công tác đảm bảo hậu cần kỹ thuật cho các hoạt động tác chiến đường không trong khu vực nặng nề và phức tạp.
Không gian chiến trường mới buộc Máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Mỹ phải khắc phục vấn đề này, có khả năng bay thời gian dài và hiệu quả cao hơn, dựa vào sự kết hợp giữa động cơ hiệu quả và tiết kiệm hơn, lượng dự trữ nhiên liệu cao hơn.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Mỹ - đồ họa khái niệm
Trong ý tưởng về máy bay chiến đấu mới, không rõ không quân Mỹ sẽ yêu cầu có các biến thể riêng biệt cho các nhiệm vụ tầm ngắn và tầm xa hay sẽ có thiết kế mô-đun, cho phép máy bay mang theo nhiều thùng nhiên liệu trên cánh thay cho vũ khí.
Giải pháp thứ hai tránh được những khó khăn về hậu cần của hai máy bay chiến đấu riêng biệt, cho phép dây chuyền sản xuất có được lợi nhuận tốt hơn, đồng thời cho phép máy bay chiến đấu có thể hoạt động giữa không gian chiến trường khi cần thiết.
Máy bay mới được cho là sẽ mang nhiều tên lửa không đối không tầm xa hơn F-22 - vốn chỉ có trong trang bị 6 tên lửa.
Đặc biệt sẽ mang tên lửa không đối không AIM-260 mới, thu hẹp khoảng cách về hiệu suất tác chiến với các thế hệ tên lửa mới nhất của Trung Quốc.
F-22 được lên kế hoạch nghỉ hưu khi máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 đi vào phục vụ với số lượng đủ lớn. Nguyên nhân do chương trình Raptor có nhu cầu bảo dưỡng với mức chi phí quá lớn.
Máy bay chiến đấu thế hệ 6 thay thế F-22 dự kiến sẽ có khả năng tác chiến không đối đất, điều mà Raptor không thể làm được như F-15EX.
Ngoài ra, máy bay chiến đấu thế hệ kế tiếp dự kiến sẽ vượt trội hơn so với J-20 của Trung Quốc và Su-57 của Nga.
Đây là yếu tố then chốt cho việc phát triển các máy bay thế hệ 6, do J-20 đang được sản xuất và tiếp tục được nâng cấp. Trong đó, có biến thể J-20B mới được đưa vào sản xuất năm 2020 nhưng chưa có thông tin chi tiết về những tính năng kỹ chiến thuật của máy bay này.