Uống bia không độ có tránh thổi nồng độ cồn?

Trước quy định về xử phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông, nhiều người đã thoả mãn cơn khát bằng bia không cồn. Vậy uống bia không cồn có tốt cho sức khoẻ không và khi kiểm tra nồng độ cồn có ảnh hưởng gì không?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rượu là một chất độc hại và ảnh hưởng đến thần kinh, gây ra 3 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu và là một nguyên nhân cho hơn 5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Xu hướng sống lành mạnh khiến một số người lựa chọn sản phẩm thay thế rượu bằng các đồ uống khác như bia không cồn.

Bia không cồn hay còn gọi là bia không độ được người tiêu dùng Việt Nam biết đến và sử dụng nhiều hơn trong thời gian gần đây vì cho rằng loại này tốt cho sức khỏe, và để tránh hơi thở có nồng độ cồn.

Bia không cồn là gì?

Bia không cồn hiểu đơn giản là bia đã loại bỏ cồn hoặc đã được ủ để chứa ít cồn hơn mức giới hạn cho phép. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), đồ uống có thể tuyên bố là không cồn miễn là chúng không vượt quá giới hạn 0,5% cồn theo thể tích (ABV).

ABV là thể tích rượu nguyên chất trong một loại đồ uống có cồn nhất định. Nói cách khác, đó là mức độ mà đồ uống là ethanol so với nước. Hàm lượng ethanol càng cao thì ABV càng cao. Mặc dù ABV của mỗi loại đồ uống khác nhau nhưng mức ABV chung là từ 5 đến 12%. Bia nằm ở mức thấp hơn, với 5 đến 6% ABV là phổ biến. ABV của rượu cao hơn, trung bình từ 12 đến 18%. Hầu hết bia 'không cồn' chứa 0,05% cồn theo thể tích (ABV) hoặc ít hơn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bia được làm bằng cách lên men ngũ cốc, có nghĩa là các vi sinh vật, thường là men, phân hủy đường trong ngũ cốc thành rượu và các sản phẩm phụ khác, đôi khi thêm đường hoặc si-rô ngô có hàm lượng đường cao, dẫn đến bia có vị ngọt. Một số nhãn hiệu lâu đời sản xuất bia không cồn bằng cách ngăn chặn quá trình lên men. Các thương hiệu khác nấu bia sau quá trình lên men để đốt cháy cồn.

Hiện nay, các nhà sản xuất bia dẫn đầu về bia thủ công không cồn sử dụng các phương pháp bí mật với công nghệ cao để sản xuất bia có hương vị giống bia thủ công truyền thống hơn mà không cần thêm chất làm ngọt.

Uống bia không cồn có bị cảnh sát giao thông phạt không?

Theo quy định Luật phòng chống tác hại rượu bia có hiệu lực từ 2020, nghiêm cấm hoàn toàn hành vi điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia vì vậy chỉ cần bạn uống rượu bia thì có cồn hay không có cồn mà bị công an kiểm tra đều bị phạt.

Đó là còn chưa kể đến một số loại “bia chay” chỉ có rất ít cồn tỷ lệ khoảng 0,5% nhưng khi uống vào thì hơi thở bạn vẫn có cồn nhưng chỉ ở tỷ lệ thấp thì cũng bị phạt.

Bia không cồn có tốt cho sức khỏe không?

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng ngay cả việc uống rượu nhẹ đến vừa phải cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là đối với bệnh ung thư. Các tổ chức bao gồm Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ tuyên bố rằng để ngăn ngừa ung thư, tốt nhất là không uống rượu.

Loại bỏ cồn khỏi bia sẽ giúp bia tốt cho sức khỏe hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên uống bia không cồn quá mức. Hầu hết các loại bia không cồn cung cấp rất ít giá trị dinh dưỡng và chủ yếu là carbohydrate (thường ngang bằng với bia thông thường).

Điều quan trọng cần nhớ là bia không cồn vẫn có thể chứa một ít cồn và con số ABV từ 0,0% đến 0,5% mà bạn nhìn thấy trên nhãn không phải là sự đảm bảo chắc chắn. Trước đây đã có vấn đề với các loại bia không cồn được phát hiện vượt quá giới hạn pháp lý là 0,5% ABV. Một nghiên cứu cho thấy 30% các loại bia không cồn được thử nghiệm có lượng cồn nhiều hơn so với chỉ định trên nhãn của chúng và sáu trong số các loại bia được thử nghiệm có chứa tới 1,8% cồn theo thể tích.

Mức phạt nồng độ cồn mới nhất năm 2023

Việc điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là vi phạm quy định tại Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Do các loại bia không cồn vẫn có thể có nồng độ cồn dù thấp nên bạn cần cân nhắc khi uống, tốt nhất không uống/hoặc đã uống thì không điều khiển các phương tiện tham gia giao thông.

Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với xe máy

Nồng độ cồn: Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở- Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6)- Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6).

Nồng độ cồn: Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở - Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6) - Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6).

Nồng độ cồn: Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở - Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6) - Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6).

Công an TP Hà Nội tiến hành kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông. Ảnh Hữu Thắng

Công an TP Hà Nội tiến hành kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông. Ảnh Hữu Thắng

Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với ô tô

Nồng độ cồn: Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở - Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5) - Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5).

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở - Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5) - Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5).

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở - Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5) - Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)./.

Theo Đời sống
Mẹo bảo quản bún qua đêm không bị chua

Mẹo bảo quản bún qua đêm không bị chua

Bún là món ăn được nhiều người yêu thích và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, bún tươi thì không để lâu được, rất dễ bị chua, hỏng nếu không bảo quản đúng cách.
Lạ miếng món ăn từ kiến vàng

Lạ miếng món ăn từ kiến vàng

Kiến vàng giàu đạm, axit amin hữu ích cho cơ thể. Nhờ đặc tính này, người dân đã sáng tạo ra nhiều món ngon độc lạ từ kiến vàng, ấn tượng khó phai ngay từ lần đầu thưởng thức.
back to top