Ảnh minh họa |
Vỏ sầu riêng có ăn được không?
Bên cạnh phần thịt và hạt của vỏ sầu riêng, chúng ta hoàn toàn có thể ăn được phần vỏ bên ngoài đầy gai nhọn của loại quả này. Trên thực tế, biết cách tận dụng vỏ sầu riêng sẽ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời. Điều quan trọng là cần sử dụng nó hợp lý.
Thành phần dưỡng chất bên trong lớp vỏ sầu riêng được chia làm: 2 phần chính gồm 80% xenlulozơ và 20% lignin. Cả 2 thành phần này đều là chất xơ không hòa tan. Nếu như xenlulozơ là chất giúp nhuận tràng tự nhiên, thường xuất hiện trong ngũ cốc nguyên cám thì lignin lại là chất hiện diện trong một số loại rau và hạt. Xenlulozơ có công dụng giảm nguy cơ viêm ruột thừa, ngừa táo bón, hỗ trợ giảm cân. Lignin mang đến cho bạn một hệ miễn dịch và tim mạch khỏe mạnh.
Công dụng của vỏ sầu riêng đối với sức khỏe
Điều trị tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu
Vỏ sầu riêng khô được sử dụng trong bài thuốc dân gian điều trị tiêu chảy, khó tiêu.
Chỉ cần rửa sạch vỏ sầu riêng, thái thành từng lát nhỏ rồi mang đi phơi khô, sắc với nước uống.
Nếu bị tiêu chảy nặng, cho thêm vỏ măng cụt vào nấu, dùng 2 lần mỗi ngày đến khi lành bệnh.
Điều trị rong kinh, kinh không đều
Hiện tượng kinh nguyệt kéo dài bất thường được gọi là rong kinh. Các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì thường gặp phải tình trạng này. Để điều trị chứng rong kinh với vỏ sầu riêng, bạn hãy chuẩn bị 12g vỏ sầu riêng phơi khô, 4g sả, 3 bông sen, 8g trắc bá diệp, 4g cam thảo nướng, 8g ngải cứu, 12g cỏ mực, 2 bát nước. Kế tiếp, bạn đổ tất cả vào ấm đun, thêm 1.5 lít nước vào nấu cho đến khi nước trong ấm đun cạn còn một nửa thì tắt bếp, chắt ra uống.
Một điều cần lưu ý là trước khi dùng vỏ sầu riêng điều trị rong kinh, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn về tình trạng của mình.
Bổ thận
Vỏ sầu riêng thái nhỏ, phơi khô khi được nấu cùng các vị thuốc hà thủ ô, vỏ quýt, cốt toái bổ, tang ký sinh, đậu đen (mỗi loại 12g) sẽ có tác dụng bổ thận. Mỗi ngày uống 1 thang như trên sẽ giúp trị thận hư, loại bỏ độc tố, tăng cường tuần hoàn máu.
Chữa ho
Vỏ sầu riêng có tính ấm nên tốt cho việc bổ phổi, chữa dứt những cơn ho dai dẳng. Bạn chỉ cần dùng 20g vỏ sầu riêng phơi khô sắc với nước uống trực tiếp. Bạn nên uống trà vỏ sầu riêng mỗi ngày sẽ thấy cơn ho giảm đáng kể.
Gợi ý một số món ngon từ vỏ sầu riêng
Vỏ sầu riêng xào thịt gà
Vỏ sầu riêng có độ bùi bùi, khi xào cùng thịt sẽ vừa làm tăng hương vị, vừa giúp tăng độ bùi của cả 2 nguyên liệu. Món này ăn cùng cơm là vô cùng đúng điệu.
Vỏ sầu riêng chiên giòn
Ảnh minh họa |
Vỏ sầu riêng chiên giòn có độ béo ngậy, vị bùi bùi và rất giòn. Món ăn này không còn đậm mùi sầu riêng mà chỉ hơi thoang thoảng, mặc dù vậy nhưng cũng rất ngon và hấp dẫn.
Canh hầm vỏ sầu riêng
Món canh có màu sắc bắt mắt, hương thơm và hương vị ngọt thanh từ xương heo và vỏ sầu riêng. Vào những ngày hơi se lạnh, húp một chén canh là ấm cả lòng đấy.