Từ vụ ngộ độc botulinum, hướng dẫn bảo quản thực phẩm đúng cách

Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, ngộ độc do Botulinum là ngộ độc nặng, nguy cơ tử vong cao, ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe… Dưới đây là một số cách bảo quản thực phẩm đúng cách để phòng tránh nguy cơ bị nhiễm độc tố.

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm việc “thực hành tốt” trong chế biến thực phẩm, đặc biệt là trong quá trình đun nóng-tiệt trùng và vệ sinh cần được thực hiện một cách nghiêm túc.

Hầu hết các vi khuẩn có thể bị tiêu diệt bằng cách đun sôi thông thường nhưng để tiêu diệt các bào tử của chúng việc xử lý nhiệt độ cao hơn cần được thực hiện như ở nhiệt độ 121 độ C đối với các bào tử của vi khuẩn Botulinum.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy bào tử của vi khuẩn này khá khó tiêu diệt nhưng độc tố tạo ra bởi chúng khá nhạy cảm với nhiệt độ. Do vậy, chỉ cần làm nóng thực phẩm đến nhiệt độ nấu ăn thông thường (khoảng 80 độ C) trong 30 phút hoặc nhiệt độ sôi (100 độ C) trong 10 phút trước khi ăn có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bị ngộ độc.

Ngoài ra, việc bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ lạnh (dưới 4 độ C), trong môi trường có tính acid (pH<4,6) và sử dụng các chất bảo quản như nitrite, sorbic acid, polyphosphates, ascorbates cũng được cho thấy giảm được sự phát triển vi sinh vật và giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Giữ sạch sẽ: Độc tố botulinum thường chỉ xảy ra với các loại thực phẩm đóng kín trong môi trường thiếu không khí, trong điều kiện sản xuất bị nhiễm bẩn, mọi người cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận.

Để riêng sống và chín

Hãy nấu kỹ: Do Botulinum dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ sôi nên cần ăn thức ăn nấu chín

Giữ thực phẩm ở điều kiện an toàn: Không sử dụng các thực phẩm đóng kín khi có mùi, màu sắc, vị thay đổi khác thường.

Với thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không ăn.

Sử dụng nguồn nước và nguyên liệu an toàn.

Cách sử dụng thực phẩm đóng hộp an toàn

Khi sử dụng đồ hộp, cần quan sát bên ngoài, nếu thấy hộp phồng, méo thì sản phẩm đã bị lỗi và có khả năng trong sản phẩm xuất hiện vi khuẩn kỵ khí, sinh độc tố. Nếu trong quá trình bảo quản ở nhà mà đồ hộp bị phồng thì cũng không nên sử dụng.

Ngoài ra, nên chọn mua đồ hộp có đủ nhãn, ghi đầy đủ thông tin như tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thực phẩm; xuất xứ hàng hóa, định lượng; ngày sản xuất, hạn sử dụng; thành phần, định lượng; hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nên mua các sản phẩm có hạn sử dụng dài ngày và sử dụng chúng trước khi hết hạn sử dụng.

Ngoài ra khi mua đồ hộp về, nên ăn hết ngay sau khi mở nắp. Những hộp đã mở nhưng chưa sử dụng hết cũng không nên dùng lại vì khi đó vi khuẩn dễ tấn công gây hư hỏng làm biến chất thực phẩm không tốt cho sức khỏe.

Đối với những người có bệnh lý nền như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch phải đọc kỹ thông tin về hàm lượng muối trên một đơn vị sản phẩm để ước lượng lượng muối nạp vào, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.

Theo Đời sống
Mẹo bảo quản bún qua đêm không bị chua

Mẹo bảo quản bún qua đêm không bị chua

Bún là món ăn được nhiều người yêu thích và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, bún tươi thì không để lâu được, rất dễ bị chua, hỏng nếu không bảo quản đúng cách.
Lạ miếng món ăn từ kiến vàng

Lạ miếng món ăn từ kiến vàng

Kiến vàng giàu đạm, axit amin hữu ích cho cơ thể. Nhờ đặc tính này, người dân đã sáng tạo ra nhiều món ngon độc lạ từ kiến vàng, ấn tượng khó phai ngay từ lần đầu thưởng thức.
back to top