Từ vụ đỉa 10 cm chui vào... cụ ông: Biểu hiện đỉa xâm nhập cơ thể

Đỉa thường bám vào một vị trí nào đó để hút máu nên chúng gây ra những triệu chứng như tăng áp lực, khó chịu, đau, thần kinh bị kích thích bắt nguồn từ nơi bị ký sinh; rối loạn chức năng cơ quan bị đỉa ký sinh,...
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, những loài đỉa sống ở dưới nước ngẫu nhiên chui vào cơ thể người khi uống nước qua đường miệng hoặc chui vào đường tiết niệu, sinh dục do tắm lâu dưới nước.

Khi uống nước lã, đỉa nhỏ có thể chui vào miệng, bám vào niêm mạc hầu, xuống thực quản, lên mũi; do hít sâu nên đỉa có thể xuống tới phế quản. Đỉa thường bám vào thanh quản, hầu, mũi, họng, thực quản.

Triệu chứng thường gặp là chảy máu liên tục do đỉa tiết ra chất hirudine có tác dụng chống đông máu, bệnh nhân không cảm thấy đau đớn. Triệu chứng chảy máu được phát hiện dưới các hình thức ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu.

Đỉa thường bám vào một vị trí nào đó để hút máu nên chúng gây ra những triệu chứng như tăng áp lực, khó chịu, đau, thần kinh bị kích thích bắt nguồn từ nơi bị ký sinh; rối loạn chức năng cơ quan bị đỉa ký sinh, bội nhiễm vi khuẩn gây viêm ở nơi đỉa bám hút máu; có thể gây ổ áp xe ở lớp dưới niêm mạc.

Nếu đỉa bám vào thanh quản, bệnh nhân ho liên tục, đờm có chất nhầy lẫn máu, bị đau ngực, khó thở, nói khàn giọng, tím tái, đôi khi mất tiếng nói.

Nếu đỉa ký sinh ở hầu, khí quản sẽ gây ngạt thở, có thể dẫn đến tử vong.

Nếu đỉa ký sinh ở lưỡi gà, thực quản sẽ gây nuốt khó, nôn oẹ.

Đỉa có thể chui vào chỗ kín của phụ nữ gây chảy máu kéo dài, hoặc chui vào đường sinh dục của nam giới gây chảy máu đường tiết niệu.

Khi đỉa chui vào mắt gây chảy máu ở mắt; người bệnh sợ ánh sáng, chảy nhiều nước mắt.

Theo các bác sĩ, điều trị đỉa ký sinh sẽ tùy theo từng trường hợp. Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ đỉa xâm nhập vào cơ thể.

Đỉa là một sinh vật sống dưới nước thuộc ngành giun đốt. Nó có thân mềm và nhầy phù hợp với việc bơi lội trong nước. Thức ăn của chúng là các phiêu sinh phù du trong nước và trên lá cây. Đỉa hút máu để chuyển hoá thức ăn trong cơ thể. Miệng đỉa có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Khi hút máu của người và động vật, nó phải no máu thì mới nhả ra và khi này chỗ miệng đỉa cắn vào da thì máu vẫn chảy tiếp tục do có chất chống đông máu do đỉa tiết ra (chất hirudin).

Theo Đời sống
Những ai nên hạn chế đi bộ?

Những ai nên hạn chế đi bộ?

Mặc dù đi bộ là an toàn và phù hợp với tất cả mọi người, nhưng những người có tình trạng bệnh lý hoặc hạn chế về thể chất nhất định nên đề phòng hoặc tránh đi bộ trong một số trường hợp nhất định.
back to top