TPHCM: Nâng cao chăm sóc sức khỏe toàn dân, củng cố y tế cơ sở

Ngày 21/2/2022, 119 giáo sư, phó giáo sư, thầy thuốc tiêu biểu trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực TPHCM đã tham gia buổi gặp mặt do Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM tổ chức chào mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/2022.

GS.TS Lê Hoàng Ninh, nguyên Viện trưởng Viện Y tế Công cộng TPHCM chia sẻ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định, đến 70 - 80% người dân cần y tế cơ sở, còn lại mới là y tế chuyên khoa.

Điều đó có nghĩa là trong 100 người bệnh, 70 - 80 người cần chăm sóc tổng quát, không cần tới bệnh viện.

Buổi họp mặt các giáo sư, phó giáo sư, thầy thuốc tiêu biểu trong hoạt động đào tạo nguồn lực y tế cho TPHCM.
Buổi họp mặt các giáo sư, phó giáo sư, thầy thuốc tiêu biểu trong hoạt động đào tạo nguồn lực y tế cho TPHCM.

Trong khi ở Mỹ, trong 1 triệu bác sĩ, gần một nửa là bác sĩ tổng quát, còn ở Việt Nam, số bác sĩ tổng quát rất ít.

Nếu không phát triển được y tế cơ sở, những đề án giải quyết sự quá tải tuyến trên chỉ mang tính đối phó chứ không giải quyết căn cơ sự quá tải. Chăm sóc sức khỏe ban đầu càng tốt, chi phí y tế càng thấp mà lại rất hiệu quả.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp, Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, hiện ngành y tế TPHCM chủ yếu tập trung vào các hoạt động khám chữa bệnh chuyên khoa sâu tại các bệnh viện.

hoi-ngo-2.jpg
Lãnh đạo TPHCM đã trao tặng các phần quà, ghi nhận sự đóng góp các các giáo sư, phó giáo sư, thầy thuốc tiêu biểu trong hoạt động đào tạo nguồn lực y tế cho TPHCM.

Trong khi chăm sóc ban đầu tại y tế cơ sở, giải quyết phần lớn vấn đề sức khỏe của cộng đồng lại ít được quan tâm.

PGS.TS Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y dược TPHCM, cũng nhấn mạnh vai trò của chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc biệt với quốc gia đang phát triển như nước ta. Đưa bác sĩ về tuyến cơ sở phải có chính sách bền vững, để bác sĩ trụ lại tuyến cơ sở.

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM khẳng định, các thầy thuốc của ngành y tế thành phố đủ khả năng tiếp nhận và phát triển các kỹ thuật y tế chuyên sâu ngang tầm khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, ngành y tế TPHCM đã thí điểm đưa bác sĩ y khoa mới tốt nghiệp về tăng cường y tế cơ sở. Các bác sĩ mới tốt nghiệp sẽ được các bác sĩ bệnh viện đa khoa hạng I hướng dẫn thực hành tại các trạm y tế đan xen tại các bệnh viện. Đợt I, gần 300 bác sĩ mới tốt nghiệp đã đăng ký về các trạm y tế.

tang-qua-tri-an-1.jpg
Thiếu tướng, TTND, PGS.TS.BS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175, Bộ Quốc phòng. 

Hiện nay, tại TPHCM, tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân tăng từ 16 bác sĩ (năm 2016) lên 20 bác sĩ vào năm 2020.

Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo các ngành liên quan sức khỏe tại TPHCM tăng dần theo thời gian. Bao gồm 8 cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học; 8 trường cao đẳng, 20 trường trung cấp, dạy nghề.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở thực hành lâm sàng được tổ chức tại 51 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thuộc ngành y tế thành phố.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM chia sẻ, lãnh đạo thành phố mong mỏi các Giáo sư, Phó Giáo sư, thầy thuốc tiêu biểu sẽ tiếp tục phát huy và đem kiến thức, kinh nghiệm chăm lo cho sự nghiệp đào tạo nhân lực y tế, làm tiền đề nâng cao chất lượng y tế TPHCM…

Theo Đời sống
Người bị u tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Người bị u tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Bị u tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp tăng cường chức năng tuyến giáp, ngăn ngừa sự tiến triển của u tuyến giáp.
Phòng tránh bệnh thường gặp sau mưa bão

Phòng tránh bệnh thường gặp sau mưa bão

Mưa và ngập úng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh cho con người. Vì vậy, mọi người nên biết các bệnh có thể mắc phải trong mùa mưa để có biện pháp phòng tránh và bảo vệ sức khỏe.
back to top