TPHCM: Các bác sĩ trẻ đang tham gia chương trình 12 tháng tại y tế cơ sở

Ngày 16/2/2022, TPHCM đã tổ chức lễ đón bác sĩ trẻ về y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
theo-doi-bn-covid-tai-nha.jpg
Tại y tế cơ sở, bác sĩ trẻ được học hỏi các kỹ năng quý báu để chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn. Ảnh tư liệu: Theo dõi bệnh nhân mắc Covid-19 tại nhà. 

Đại diện các bác sĩ trẻ được tăng cường về y tế cơ sở, BS Phạm Vĩnh Anh, bác sĩ tốt nghiệp khóa y 2015 - 2021 (Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) bày tỏ, đây là lựa chọn tốt để các bác sĩ trẻ có cơ hội trải nghiệm nhằm hiểu được nhu cầu của người dân ở tuyến cơ sở.

Đồng thời, tại y tế cơ sở, bác sĩ trẻ được học hỏi các kỹ năng quý báu để chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn.

Bác sĩ y khoa mới tốt nghiệp sẽ được thực hành 12 tháng tại trạm y tế dưới sự hướng dẫn chuyên môn và hướng dẫn thực hành tại các bệnh viện đa khoa hạng I tuyến thành phố. Sau đó các bác sĩ sẽ trở về thực hành tại các bệnh viện trong thời gian 6 tháng.

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết thêm, khi tham gia chương trình này, các bác sĩ được TPHCM hỗ trợ 100% kinh phí thực hành và được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí sinh hoạt.

Dự kiến là 60 triệu đồng cho 12 tháng thực hành tại y tế cơ sở, sẽ được HĐND TPHCM xem xét trong kỳ họp sắp đến.

Đợt đầu tiên, Sở Y tế TPHCM đã nhận được sự đăng ký tham gia của gần 300 bác sĩ trẻ mới tốt nghiệp của trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học Y Dược TPHCM.

BS Nguyễn Hoàng Hải, Phó Giám đốc điều hành Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, năm nay, với sự chỉ đạo trực tiếp Sở Y tế TPHCM, chương trình đào tạo bác sĩ trẻ có nhiều điểm mới.

Cụ thể, nếu như chương trình đào tạo trước đây, học viên tham gia toàn thời gian 18 tháng tại bệnh viện, với chương trình năm nay, các bác sĩ trẻ sẽ bổ sung thời gian học tập tại các trạm y tế phường xã.

Đây là cơ hội để các bác sĩ trẻ có thể tiếp cận được người bệnh ở giai đoạn rất sớm, từ đó giúp cho bác sĩ có thể nhận diện được các dấu hiệu bệnh tật và điều trị người bệnh mau chóng hồi phục hơn.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top