Tiến tới giải tán cấp phòng giáo dục

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, giải tán ngay cấp phòng giáo dục là giải pháp đáng lẽ phải làm từ rất lâu rồi. Trong khi bộ máy quá cồng kềnh, biên chế nhiều mà hiệu quả thấp, thì việc tinh giảm hệ thống phòng giáo dục là nên làm. Tuy vậy cũng phải làm có lộ trình, tránh để quyền lực tập trung ở hiệu trưởng dẫn đến lạm quyền.

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT

Xóa phòng giáo dục, xóa cửa quyền

Trên một số tờ báo, thầy giáo Bùi Nam hiến kế, để có tiền tăng lương giáo viên, trước tiên phải tinh gọn bộ máy quản lý giáo dục. Trước tiên là xóa bỏ các phòng giáo dục để giảm biên chế, có tiền tăng lương cho giáo viên. Ông nghĩ sao về đề xuất này?

Tôi thấy đây là một đề xuất rất tốt. Nếu tất cả các hiệu trưởng đều có đầy đủ tư cách, năng lực, đạo đức, nghiệp vụ… thì chúng ta có thể ngay lập tức xóa các phòng giáo dục để tinh giảm bộ máy vốn đã cồng kềnh, có tiền tăng lương cho giáo viên.

Khi hiệu trưởng được tự chủ các công việc như tự tuyển dụng giáo viên, bổ nhiệm hiệu phó, tự điều hành trường, thì không cần phải có phòng giáo dục nữa, cũng tránh được tình trạng cửa quyền, tiêu cực ở khâu trung gian trong tuyển dụng giáo viên là các phòng giáo dục này. Nhưng tiếc là trình độ của các hiệu trưởng hiện chưa đáp ứng được điều đó.

Ý ông là các hiệu trưởng có trình độ chưa cao?

Không hẳn là thế. Để tự chủ, giao mọi quyền hành cho hiệu trưởng thì đòi hỏi họ phải thực sự có nghiệp vụ quản lý tốt, tâm trong sáng, không có tiêu cực, không cài cắm người nhà, người quen, không tư túi trong tuyển dụng, bổ nhiệm.

Điều này thực tế vẫn là vấn đề nóng. Tiêu cực trong ngành giáo dục vẫn có. Chuyện chạy biên chế, chạy trường, chạy lớp… vẫn còn. Thế thì có hay không việc hiệu trưởng sẽ lợi dụng quyền ấy để tư túi.

Nếu vậy thì sẽ thật nan giải?

Nếu thế thì chất lượng giáo dục sẽ không nâng lên mà đi xuống, đời sống giáo viên cũng sẽ chẳng được cải thiện dù bộ máy đã được tinh gọn, cắt giảm. Bởi vậy tôi mới nói, để làm được thì cần có hệ thống các hiệu trưởng đạt chuẩn.

Ý ông là chưa nên bỏ các phòng giáo dục?

Rất cần, và rất nên bỏ đi các phòng giáo dục. Bởi bỏ bớt một khâu trung gian trong tuyển dụng, quản lý, cũng là bỏ bớt một khâu cửa quyền, tiêu cực. Tuy vậy thì theo tôi chỉ nên áp dụng thí điểm ở một vài địa phương trước.

Sau đó xem có những vấn đề gì phát sinh thì ta giải quyết, rồi mới nhân rộng. Biết đâu khi trao quyền tự chủ cho hiệu trưởng thì không còn tiêu cực nữa, chỉ người thực sự có tài mới được tuyển vì hiệu trưởng nào cũng muốn trường mình mạnh.

Tinh giảm bộ máy là xu thế chung

Cắt bỏ các phòng giáo dục sẽ cắt giảm được khối lượng lớn cán bộ, liệu nó có tạo ra sự xáo trộn?

Thực ra từ trước đến nay vai trò của phòng giáo dục không nhiều. Việc tuyển dụng giáo viên nếu giao về cho các hiệu trưởng thì phòng giáo dục gần như không còn việc gì.

Làm như thế, bộ máy đỡ cồng kềnh. Hơn nữa, tinh giảm bộ máy là xu thế chung, bắt buộc phải làm rồi. Nếu có thể triển khai được thì tôi nghĩ, làm sớm được lúc nào tốt lúc ấy.

Theo ông thì các giáo viên có đồng tình với đề xuất này?

Mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau. Chúng ta đang thực hiện thu gọn đầu mối các cơ quan, tiến tới bỏ hội đồng nhân dân cấp huyện thì việc bỏ phòng giáo dục không phải là khó khăn.

Thực tế, các phòng giáo dục chỉ là cấp chỉ đạo trung gian, nay đã lỗi thời. Vậy nên loại bỏ các đơn vị này sẻ bớt gánh nặng về biên chế.

Tuy nhiên, nếu không còn phòng giáo dục, thì các trường phải có những hiệu trưởng tâm huyết, đủ tầm, và quan trọng nhất là được tập thể giáo viên bỏ phiếu bầu nên.

Ở góc độ một hiệu trưởng, khi có quyền tự quyết, tôi nghĩ hẳn họ buộc phải tuyển được những người làm được việc thì trường họ mới mạnh lên. Việc có tiêu cực hẳn cũng không nhiều?

Nhưng lâu nay có thực trạng một số hiệu trưởng là “vua một cõi”, có người thắc mắc rằng nếu bỏ phòng giáo dục thì ai giám sát hiệu trưởng về thu chi tài chính, ngăn lạm dụng quyền hạn.

Thực ra thì nếu muốn chúng ta vẫn làm được. Trao quyền tự chủ không có nghĩa là anh thích làm gì thì làm, mà luôn phải có sự giám sát chặt chẽ. Trả lương cho các hiệu trưởng xứng đáng, ai vi phạm xử lý nặng, tôi  nghĩ là sẽ ổn.

Theo ông thì có dễ thực hiện bỏ phòng giáo dục?

Vì chúng ta đang thực hiện nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 về tinh giảm biên chế, giảm đầu mối; cùng lúc xã hội đang bàn về việc sửa đổi, bổ sung luật Giáo dục, nên bàn về đề xuất trên vào thời điểm này là khá hợp lý.

Tuy vậy, muốn thực hiện cũng không dễ dàng gì. Hiện phòng giáo dục có chức năng giám sát, tư vấn chuyên môn cho các trường. Nếu bỏ đi thì sở GS&ĐT sẽ phải tăng quyền tự chủ cho các trường, đồng thời phải thực hiện giám sát tốt hơn nữa.

Tận dụng công nghệ

Mỗi tỉnh có rất nhiều trường học, theo ông thì các sở GD&ĐT sẽ phải làm thế nào để quản lý được?

Khi áp dụng đề xuất này, hiệu trưởng sẽ được tự chủ về chuyên môn, tài chính và các quyết định khác. Việc tổ chức thi cử, trường sẽ trực tiếp “nhận lệnh” từ Sở GDĐT. Có thể quản lý bằng công nghệ, chứ không cần qua cấp trung gian là phòng giáo dục nữa.

Hiện nay, công nghệ quản lý qua mạng internet được thực hiện khá phổ biến và hiệu quả, thay thế rất nhiều cách quản lý cũ. Tôi cho rằng chỉ cần trang bị hệ thống này đến từng trường là có thể kiểm soát được tốt.

Ông đánh giá thế nào về vai trò của các phòng giáo dục hiện nay?

Hiện nay phòng giáo dục và đào tạo đã được phân cấp “là cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo”.

 Tuy vậy, có nhiều ý kiến cho rằng ngoài quản lý  một cách máy móc, tham gia quá sâu vào các trường thì việc đề xuất giải pháp để cải cách quản trị và nâng cao chất lượng giáo dục gần như chưa có nơi nào làm được. Trong việc nâng cao đời sống giáo viên cũng vậy.

Thậm chí, đây còn là khâu trung gian để nảy sinh tiêu cực, tham nhũng trong thi tuyển công chức, bổ nhiệm, phân công…

Nếu bỏ phòng giáo dục, sẽ có không ít người mất việc, ông có giải pháp gì cho họ?

Nếu chỉ vì sợ họ bị mất việc mà cứ duy trì mãi bộ máy cồng kềnh thì không ổn. Trước mắt để tránh tạo ra sự xáo trộn lớn thì chỉ áp dụng một vài địa phương và không tuyển dụng mới cán bộ.

Một vài năm khi thấy ổn thì có thể nhân rộng và tiến tới là không cần các phòng giáo dục nữa.

Xin cảm ơn ông!

Theo phân tích của thầy giáo Bùi Nam, tính chung trên cả nước, cán bộ quản lý từ mầm non đến THPT là 103.821/ 822.454 viên chức (chiếm 12,6%). Con số này chưa kể đến lực lượng viên chức tăng cường về thực hiện nhiệm vụ tại sở/phòng GD nhưng vẫn nhận lương tại các trường. Việc tăng lương cho giáo viên như dự thảo Luật Giáo dục là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để giáo viên toàn tâm, toàn ý chăm lo cho giáo dục và đổi mới giáo dục. Nhưng không thể tăng lương khi mà lực lượng biên chế ngành quá nhiều, nhiều cán bộ quản lý nhưng làm việc không hiệu quả, dư thừa.

Hiệu trưởng sẽ được tự chủ về chuyên môn, tài chính và các quyết định khác. Việc tổ chức thi cử, trường sẽ trực tiếp “nhận lệnh” từ Sở GDĐT. Có thể quản lý bằng công nghệ, chứ không cần qua cấp trung gian là phòng giáo dục nữa. Chưa kể mới đây, nhiều cán bộ công tác ở cấp phòng, sở giáo dục còn đồng loạt kiến nghị cần tăng lương và phụ cấp cho đội ngũ cán bộ quản lý. Do đó, cần giải tán các phòng giáo dục ở các huyện, quận trong cả nước, thay vào đó tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường.

Tô Hội (thực hiện)

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
back to top