Gỡ rối giáo dục

Gỡ rối giáo dục, những ý kiến của NGƯT Nguyễn Văn Ngọc, nguyên thầy giáo dạy toán Trường THPT Thăng Long (Hà Nội), n

Ảnh minh họa.

  • Chương trình học nặng

Quả thực là chương trình trong sách giáo khoa khá nặng, thông qua bộ môn Toán ta thấy rõ điều đó: Trước và trong những năm 80 của thế kỷ XX, môn toán phổ thông nhẹ nhàng hợp lý, thầy giảng dạy trò học tập suôn sẻ, đạt kết quả cao.

Những năm cuối thế kỷ XX cho đến hiện nay, môn toán THPT, lần lượt bổ sung chương Nguyên hàm tích phân vào lớp 12, chương Đại số tổ hợp & xác suất vào lớp 11, chương Thống kê vào lớp 10. Đây là những nội dung Toán cao cấp học tại các trường Đại học.

Chuyển ba phân môn này xuống dạy ở phổ thông (mặc dù chỉ dạy khái niệm và các công thức cơ bản) làm cả thầy và trò rất vất vả. Những học sinh không có năng khiếu về tự nhiên và kỹ thuật thì tiếp thu rất hạn chế. Việc phân ban thực hiện cũng không triệt để.

Mục đích học phổ thông là để được giáo dục thành người biết sống có ích cho xã hội, và được hướng dẫn chọn nghề phù hợp với bản thân sau này. Việc để học sinh thi chung một đề, ghép thi tốt nghiệp THPT với thi tuyển sinh đại học vào một lần đã gây nhiều hệ luỵ.

Việc gia đình gây áp lực con phải thi đỗ vào đại học và việc các thầy cô giáo và các lò luyện thi gây uy tín bằng cách giải các đề quá khó, khiến cho sự học phổ thông càng trở nên căng thẳng.

Đặc biệt đối với các trường tư, vừa kết thúc năm học được một tháng, học sinh đã đến trường học chương trình năm sau, học nhanh để luyện thi đại học,  chương trình dạy cắt xén, tiến độ dạy học thoải mái theo trường… tất cả phấn đấu cho mục tiêu duy nhất là thi đỗ đại học.

  • Tâm lý ỷ lại và hiệu ứng đám đông

Đa số cha mẹ học sinh muốn cho con đến trường để nhờ nhà trường quản lý giáo dục hộ. Bên cạnh đó thói quen làm theo số đông, làm theo phong trào dễ dẫn đến không thực chất, hình thức.

Ban đầu có một trường nào đó tổ chức cho học sinh học hè, thấy cũng phù hợp lại không làm sao, thế là có nhiều trường làm theo, rồi mọi trường cùng làm như bây giờ.

Rõ ràng việc học trước ngày khai giảng là không nên, gây nhiều tác hại. Tình trạng học sinh biết trước nội dung bài học nên khi đến lớp không tập trung, nói chuyện và làm việc riêng, gây ảnh hưởng xấu cho cả lớp.

  • Đãi ngộ với giáo viên chưa thỏa đáng

Để giảng dạy có hiệu quả, tận tâm, hết lòng với học sinh, hiểu cặn kẽ hoàn cảnh cá tính học sinh, nhận xét chính xác từng em, kịp thời giúp đỡ các em khi cần thiết… nhà giáo suốt đời phải học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ và sư phạm.

Trong khi đó, đồng lương của nhà giáo chưa đảm bảo cho thầy cô giáo toàn tâm toàn sức cống hiến hết mình cho nghề nghiệp. Vì vậy, việc cho học sinh học thêm, học trước ngày khai giảng…, thầy cô giáo có thêm thu nhập công khai, nên cũng chẳng ai phản đối.

Tóm lại, trước khi giải quyết những vấn đề cốt lõi về giáo dục, cũng nên gỡ rối một số vấn đề trước mắt. Đó là giảm tải nội dung dạy phổ thông, thay đổi phương pháp dạy học phù hợp với tiến bộ khoa học công nghệ, phân luồng hướng nghiệp ngay từ PTCS, để có nhân lực lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu lao động trong nước và thế giới.

Nên giải quyết riêng hai yêu cầu khác biệt: Thi tốt nghiệp THPT và Thi tuyển sinh vào các trường Đại học. Việc thứ nhất trả về cho giáo dục phổ thông, Việc thứ hai trao cho các trường đại học

Nên chấm dứt tình trạng học trước ngày khai giảng không, khi thấy việc làm này kích thêm sai lầm “Học chỉ để thi đỗ vào đại học”.

Cần có một chính sách thoả đáng với nhà giáo.

NGƯT  Nguyễn Văn Ngọc

Theo Đời sống
Lại chuyện lợi dụng quyền lực… phải trả giá nặng nhất?!

Lại chuyện lợi dụng quyền lực… phải trả giá nặng nhất?!

Những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng quyền lực trong hai vụ án liên quan Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn gần đây cho thấy, đồng tiền, lòng tham đã làm lu mờ phẩm chất, sự liêm chính dẫn đến sa ngã trước những “viên đạn bọc đường”.
back to top